Tại sao trên nóc của các thành tại Nhật Bản lại đặt con cá vàng (Shachihoko)?
kiến thức chung
Nhật cũng rất thích cầu các vị thần cho mình được bình an và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vào mùa thi học sinh sẽ đến các đền để cầu mong thi đỗ, nếu gặp được người yêu thì họ cầu mong cho hai người về cùng một nhà, khi xây nhà họ cầu cho nhà cửa sẽ không xảy ra hoả hoạn. Năm hạn thì họ lên đền để giải hạn, người mới mua xe thậm chí còn mang xe lên đền để cầu mong cho chiếc xe có thể chạy an toàn không gặp tai nạn. Mỗi lần lên đền họ nhận lễ và nhận “bùa” mang về nhà, hoặc là giữ bên người hoặc là treo đâu đó.
Phong tục này của người Nhật thực ra đã có từ trước thời Chiến Quốc. Hồi đó, thành luỹ, nơi vua chúa ngự là nơi được làm các nghi lễ trừ tà, trừ hoả, và họ có đặt những món đồ mà họ tin rằng sẽ giúp loại trừ dược những điều không may mắn. Một trong số đó chính là con cá vàng (Shachihoko).
Cá vàng có đầu hổ, thân cá, đuôi chổng ngược lên trời được biết tới là loài cá có thể hô mưa gọi gió. Cá vàng được đặt trên nóc nhà với mong muốn trừ hoả. Chẳng may thành gặp hoả thì cá có thể gọi mưa để dập lửa.
Nếu các bạn có cơ hội thăm các thành luỹ của Nhật hãy thử để ý một chút xem nhé. Chắc chắn bạn sẽ phát hiện ra chú cá trên đỉnh thành đấy.
Nội dung liên quan
Lan Tuệ Mai