Tại sao trên cơ thể có sẹo không được làm phi công?
Bạn mình đợt trước bị ngã xe, bị thương nên có mấy vết sẹo ở chân nên không đăng ký học phi công nữa. Mình hỏi thì bảo có sẹo trên người thì không được làm phi công. Tại sao lại thế nhỉ?
hướng nghiệp
Vì da vùng sẹo mỏng và yếu hơn da bình thường nhiều, nên sức chịu căng của nó kém. Phi công là nghề rất quan trọng nắm trong tay cả trăm sinh mạng ngồi sau và ko thể đếm đc số sinh mạng dưới đất, cùng với cái máy bay giá có thể lên đến cả trăm triệu đô. Bình thường thì không sao, nhưng lúc sự cố thì phi công phải là người được đảm bảo nhất. Việc ở trên rất cao, đồng nghĩa áp suất rất thấp. Tuy máy bay được điều áp, nhưng lúc sự cố thì ko chắc, việc giảm áp bên ngoài khiến áp lực từ bên trong đẩy ra làm da căng lên, từ đó có thể gây tổn thương (nứt, rách) ở các vùng da yếu nên sẹo lớn là cái cần tránh cho phi công. Có thể xác suất sự cố là thấp, nhưng thiệt hại quá lớn nên cẩn thận vẫn hơn.
Nguyễn Quang Vinh
Vì da vùng sẹo mỏng và yếu hơn da bình thường nhiều, nên sức chịu căng của nó kém. Phi công là nghề rất quan trọng nắm trong tay cả trăm sinh mạng ngồi sau và ko thể đếm đc số sinh mạng dưới đất, cùng với cái máy bay giá có thể lên đến cả trăm triệu đô. Bình thường thì không sao, nhưng lúc sự cố thì phi công phải là người được đảm bảo nhất. Việc ở trên rất cao, đồng nghĩa áp suất rất thấp. Tuy máy bay được điều áp, nhưng lúc sự cố thì ko chắc, việc giảm áp bên ngoài khiến áp lực từ bên trong đẩy ra làm da căng lên, từ đó có thể gây tổn thương (nứt, rách) ở các vùng da yếu nên sẹo lớn là cái cần tránh cho phi công. Có thể xác suất sự cố là thấp, nhưng thiệt hại quá lớn nên cẩn thận vẫn hơn.
Đặng Vinh Quang
Theo các nghiên cứu,khi càng lên cao, áp lực không khí sẽ càng thấp. Trong điều kiện này, cơ thể người sẽ nở ra. Chính vì điều này, các vết sẹo dù mới hay đã lâu năm cũng dễ dàng bị nở ra, hở miệng và toét lớn. Đối với vết sẹo trên da, vết sẹo càng lớn thì khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Do đó khi bị rơi vào tình huống máy nén khí gặp sự cố, sức chịu đựng của da không đủ sẽ gây vỡ và chảy máu.Tuy nhiên, cabin và khoang máy bay đều là phòng kín, áp lực khí trong khoang được cân bằng giống như không khí ở độ cao 2000 mét so với mặt nước biển nên không gây nguy hiểm cho người có vết sẹo.
Nhưng, khi bay ở độ cao 30 đến 40 nghìn feet tương đương với 9 nghìn đến 12 nghìn mét, áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với ở mặt đất. Vì thế máy bay luôn chạy thiết bị nén khí ở độ cao này. Nếu máy bay gặp sự cố ở độ cao tầm cao, thiết bị nén khí ngừng hoạt động, phi công sẽ nhanh chóng yêu cầu dùng mặt nạ dưỡng khí và hạ độ cao của máy bay xuống. Trong khoảng thời gian ngắn hạ độ cao, nếu phi công mang trên mình vết sẹo lớn sẽ gặp nguy hiểm, nó sẽ bị nứt vỡ ra gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức tập trung xử lý an toàn bay.
Không phải tất cả các trường hợp phi công có vết sẹo đều không được lái máy bay. Họ có quy định cụ thể về độ lớn của vết sẹo. Về lĩnh vực quân sự thì đòi hỏi nghiêm khắc hơn nhiều. Đối với chiến lược bay quân sự còn cần sự phối hợp, lúc lên lúc xuống độ cao thay đổi cực nhanh. Vì vậy người có vết sẹo sẽ khó tham gia hành động trong điều kiện không có áp suất không khí.