Tại sao trên các mâm cỗ, cúng luôn phải có gà luộc?
Mọi người có để ý là từ Nam ra Bắc thì mâm giỗ, cúng, thậm chí trong mâm cỗ đám cưới nào cũng phải có gà luộc không? Tại sao lại vậy nhỉ ?
ga_luoc
,mam_co
,van_hoa_viet
,văn hóa
Theo phong tục Việt Nam từ xa xưa thì trong mâm cỗ cúng giao thừa hay các ngày lễ khác trong năm thường có một đĩa xôi gấc đỏ tươi với ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc và một con gà trống miệng ngậm một bông hồng đỏ với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết.
Tập tục cúng gà ngày Tết bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại của một số dân tộc Việt Nam. Đó là, từ khi Ngọc Hoàng sáng tạo ra mặt đất thì ban đầu mặt đất rất ẩm ướt và lạnh lẽo, khiến muôn loài không thể sinh sôi, phát triển được. Thấy vậy, Ngọc Hoàng liền sai mười mặt trời là các con của ngài xuống Trái Đất để ngày đêm chiếu sáng, làm nóng mặt đất. Nhưng 10 mặt trời khi được xuống mặt đất thì thấy dưới trần gian có nhiều điều mới lạ, thú vị hơn nhiều so với trên thiên đình. Vì vậy, đã mải miết rong chơi mà quên mất việc phải quay về Trời, khiến mặt đất khô cằn, nứt nẻ, thời tiết nóng như đổ lửa, con người và vạn vật than khóc.
Lúc này, trong một ngôi làng nọ có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, ngay từ nhỏ đã sở hữu sức mạnh phi thường, đặc biệt với khả năng bắn cung bách phát bách trúng. Chàng đã giương cung bắn hạ liên tiếp 9 mặt trời, khiến mặt trời cuối cùng sợ hãi bay tít lên tận trời cao và không dám ló đầu ra nữa. Vậy là, mặt đất tiếp tục lạnh lẽo tối tăm.
Con người, loài vật kéo nhau đi gọi mặt trời nhưng chẳng con nào gọi được. Cuối cùng có một con gà trống khỏe mạnh đã cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống mặt đất mà quên cả sợ sợ hãi. Dần dần, mặt trời cứ thế hạ thấp dần khi được nghe tiếng gáy của chú gà trống. Mặt đất lại được chiếu sáng.
Theo phong thủy, đêm giao thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, vì đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Khi đó, không ai bảo ai, người người, nhà nhà đều cúng một con gà trống với hy vọng gà sẽ đánh thức mặt trời để chiếu ánh nắng cho cả năm ấm áp.
Gà cúng trong đêm giao thừa thường là gà trống hoa, loại gà trống mới le te gáy với mong muốn khỏe mạnh, tinh khiết. Từ đó, tập tục cúng gà ngày Tết đã được giữ gìn và lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay.
Pham Thuy Huong
Theo phong tục Việt Nam từ xa xưa thì trong mâm cỗ cúng giao thừa hay các ngày lễ khác trong năm thường có một đĩa xôi gấc đỏ tươi với ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc và một con gà trống miệng ngậm một bông hồng đỏ với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết.
Tập tục cúng gà ngày Tết bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại của một số dân tộc Việt Nam. Đó là, từ khi Ngọc Hoàng sáng tạo ra mặt đất thì ban đầu mặt đất rất ẩm ướt và lạnh lẽo, khiến muôn loài không thể sinh sôi, phát triển được. Thấy vậy, Ngọc Hoàng liền sai mười mặt trời là các con của ngài xuống Trái Đất để ngày đêm chiếu sáng, làm nóng mặt đất. Nhưng 10 mặt trời khi được xuống mặt đất thì thấy dưới trần gian có nhiều điều mới lạ, thú vị hơn nhiều so với trên thiên đình. Vì vậy, đã mải miết rong chơi mà quên mất việc phải quay về Trời, khiến mặt đất khô cằn, nứt nẻ, thời tiết nóng như đổ lửa, con người và vạn vật than khóc.
Lúc này, trong một ngôi làng nọ có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, ngay từ nhỏ đã sở hữu sức mạnh phi thường, đặc biệt với khả năng bắn cung bách phát bách trúng. Chàng đã giương cung bắn hạ liên tiếp 9 mặt trời, khiến mặt trời cuối cùng sợ hãi bay tít lên tận trời cao và không dám ló đầu ra nữa. Vậy là, mặt đất tiếp tục lạnh lẽo tối tăm.
Con người, loài vật kéo nhau đi gọi mặt trời nhưng chẳng con nào gọi được. Cuối cùng có một con gà trống khỏe mạnh đã cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống mặt đất mà quên cả sợ sợ hãi. Dần dần, mặt trời cứ thế hạ thấp dần khi được nghe tiếng gáy của chú gà trống. Mặt đất lại được chiếu sáng.
Theo phong thủy, đêm giao thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, vì đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Khi đó, không ai bảo ai, người người, nhà nhà đều cúng một con gà trống với hy vọng gà sẽ đánh thức mặt trời để chiếu ánh nắng cho cả năm ấm áp.
Gà cúng trong đêm giao thừa thường là gà trống hoa, loại gà trống mới le te gáy với mong muốn khỏe mạnh, tinh khiết. Từ đó, tập tục cúng gà ngày Tết đã được giữ gìn và lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay.
Nguyễn Quang Vinh
Vì gà nhậu rất ngon. Cúng kính gì cũng để ăn cả. Mà VN thì ăn luôn gắn liền với nhậu. Gà lại là thứ hầu như luôn có sẵn nhưng ko phải lúc nào cũng đc ăn. Nên món gà là món nhậu thì ko thể thiếu trên bàn đc. Nếu phản đối thì bạn cứ để ý 1 chi tiết nhỏ. Bàn cúng ko chỉ có con gà mà bao giờ cũng có rượu kèm theo. Vừa mồi vừa rượu. Còn mấy cái giải thích này nọ bla bla bla.... chỉ là cái cớ của "đức lang quân" để mấy bà vợ phải cắn răng luộc con gà cho ông chồng khề khà mà ko càm ràm thôi 🤣🤣
Khánh Linh
Theo quan niệm của văn hoá Việt, con gà là tượng trưng cho những điều lành, tương lai tốt đẹp. Gắn với nền nông nghiệp lúa nước của nước ta, do đó mâm cỗ luôn bắt buộc có gà trống.
Ngọc Anh
Đầu tiên là vì gà khá dễ kiếm và dễ chế biến - là vật dâng cúng phù hợp với tất cả mọi gia đình. Ngoài ra, gà còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm xưa. Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Còn trong văn học, gà lại được cho là loài sở hữu 5 đức tính lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.
Không những vậy, theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới thuộc về một con giống. Gà thuộc ngày mồng 1 Tết, vậy nên cỗ cúng không thể thiếu gà được!