Tại sao trận hòa của Iceland trước Argentina là một kỳ tích vô tiền khoáng hậu tại các kỳ World Cup?

  1. Thể thao

Cuối tuần rồi World Cup diễn ra loạt trận khá đáng chú ý với nhiều tên tuổi lớn, ứng cử viên cho chức vô địch năm nay ra trận. Và đã có rất nhiều bất ngờ xảy ra. Trong các ứng cử viên vô địch như Pháp, Đức, Brazil, Argentina, Tây Ban Nha, thì chỉ có mỗi Pháp có được chiến thắng sát nút (khá nhọc nhằn). 3 đội còn lại là Barzil, Argentina và Tây Ban Nha đều có kết quả khá thất vọng, trong khi Đức để thua Mexico, thì Brazil, Argentina, TBN đều có kết quả hòa với các đối thủ được đánh giá yếu hơn. Có lẽ với nhiều người, trận hòa của TBN là đáng cảm thông nhất (vì Bồ Đào Nha có Ronaldo quá xuất sắc), còn thất bại của Đức là thất vọng và bất ngờ nhất.

Mình đồng ý trận hòa của TBN là đáng thông cảm thật, còn với mình bất ngờ nhất chính là trận hòa của Argentina với Iceland (chứ không phải trận Đức vì Mexico cũng không phải là đối thủ quá yếu, vấn đề có thể là do Đức quá chủ quan).

Và điểm trọng tâm mình muốn nói trong chủ để lần này chính là Iceland. 2 năm trước Iceland “bước ra ánh sáng” với màn chào hàng ở Euro 2016, ngay lập tức họ có mặt tại tứ kết và chỉ chịu dừng bước trước đội chủ nhà Pháp (đội sau đó trở thành đương kiêm Á Quân), trước đó họ đã đánh bại Anh tại vòng knock-out. 2 năm sau, họ đặt chân lên thảm cỏ World Cup với thành tích còn ấn tượng hơn rất nhiều bằng cách cầm hòa đương kiêm Á Quân Argentina với màn trình diễn vô cùng thuyết phục (trước đó họ toàn thắng 5 trận trên sân nhà và đứng nhất bảng đấu tại vòng loại).

Thành tích này có vẻ cũng không có gì đáng nói nếu không nhìn về các thống kê, thông tin từ đất nước Iceland - quê hương của 23 chiến binh Viking lừng lẫy Euro và bây giờ là World Cup. Đây là những thống kê mình thu thập được qua nhiều nguồn để làm rõ luận điểm của mình về việc Iceland cầm hòa Argentina là một kỳ tích vô tiền khoáng hậu (Cho gần gũi và để dễ cho mọi người hình dung hơn, mình sẽ so sánh các dữ kiện với Việt Nam):

  • Diện tích Iceland khoảng hơn 103 nghìn km² (Việt Nam là hơn 330 nghìn km²) trong đó đa phần là núi lửa và vùng băng tuyết đóng quanh năm, dân số hơn 330 nghìn người (chưa bằng 1/2 dân số quận Bình Tân - Tp.HCM, 2/3 dân số quận Đống Đa - Tp. Hà Nội) sống tập trung tại khu vực quanh thủ đô Reykjavík, nghĩa là mật độ dân số trung bình chỉ khoảng 3 người/km² (con số này ở Việt Nam là hơn 280 người/km²), nơi đông dân cư nhất là thủ đô Reykjavík cũng chỉ khoảng 700 người/km² (con số này ở Tp.HCM là 4000 người/km²). Những con số này cho thấy Iceland là một đất nước rất nhỏ bé, và gặp khó khăn về nhiều mặt trong việc phát triển bóng đá.
  • Số lượng đàn ông là khoảng 172 nghìn, trong đó khoảng 45 nghìn người trong độ tuổi 20-35 (đây là phổ tuổi của 23 cầu thủ Iceland tham gia World Cup)

Nghĩa là 22 tuyển thủ được chọn ra từ 45 nghìn đàn ông từ các giải đấu bán chuyên và nghiệp dư cùng dàn cầu thủ “xuất khẩu lao động”. Funfact cho ý này: rất nhiều cầu thủ của Iceland trước đây chỉ xem cầu thủ là nghề tay trái, cụ thể là đội hình có 5 cầu thủ có nghề bác sỹ, thủ môn (người đỡ được quả Pen của Messi) là một đạo diễn. Và HLV trưởng là một bác sỹ nha khoa.

  • Iceland có một liên đoàn bóng đá, quản lý vỏn vẹn 12 câu lạc bộ (hầu hết là bán chuyên và nghiêp dư). Cho dễ hình dung thì các bạn có thể liên tưởng đến giải vô địch quận với những đội tham gia đến từ các phường, xã ở của Việt Nam. Đa số các tuyển thủ “phiêu bạt giang hồ” thi đấu cho các đội bóng nhỏ khác khắp châu Âu.

Thêm vài funfact từ nghiên cứu cá nhân và tổng hợp của mình:

  • Bạn nào hay xem bóng đá trực tiếp tại sân vận động chắc sẽ nhớ màn cổ vỗ vỗ tay Viking chứ? Suất xứ của nó chính là từ các CĐV của Iceland (thực hiện tại Euro 2016).
  • Bạn nào là fan của phim How to train your Dragon có nhận ra sự liên quan giữa bộ lạc Viking và Iceland chưa? (How to train your Dragon sẽ công chiếu phần 3 vào đầu năm sau, sẽ thật tuyệt vời nếu Iceland vô địch World Cup năm nay phải không?)
  • Do dân số quá ít, nên gần như hầu hết người dân Iceland đều ít nhiều có họ hàng, quen biết với ít nhất 1 trong các tuyển thủ. Theo thống kê thì trận tứ kết Euro với Pháp, có hơn 90% dân số Iceland theo dõi (8% trong số đó có mặt trực tiếp tại sân vận động). Có lẽ do ít nhiều có họ hàng nên mọi người cổ vũ rất nhiệt tình vì có người quen thi đấu chăng?
  • Tòan bộ người dân Iceland được nghỉ làm để theo dõi trận tứ kết với Pháp tại Euro 2016 (không biết tại World Cup thì sao, mình chưa thấy thông tin về vụ này)
  • Tên tất cả các cầu thủ Iceland đều có từ "son" ở cuối (có ai thấy liên quan đến Odin Borson và Thor Odinson không :))). Chính xác thì lý do ở đây là cách đặt tên con của người Iceland khá đặt biệt, ví dụ mình tên Hoang, bố mình tên Thiem thì tên đầy đủ của mình là Hoang Thiemson, đương tự nếu là con gái là thay "son" bằng "dottir".
  • Ai cũng thấy thành công của Iceland đến từ tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết, và mình nhận ra là 2 phẩm chất đó không chỉ có trong bóng đá, mà nó dường như thấm vào máu của dân Iceland rồi. Đây là đoạn Gif về cách mọi người tham gia giao thông tại một ngã tư đông đúc mà không cần vòng xuyến ở thủ đô Reykjavik:


Còn theo bạn, những lý do trên đã đủ thuyết phục để khẳng định Iceland vừa tạo ra một kỳ tích vô tiền khoáng hậu chưa?

Từ khóa: 

world cup 2018

,

iceland

,

argentina

,

kỳ tích

,

thể thao