Tại sao tôi luôn cảm thấy phải chiến đấu một mình trong khi những người xung quanh lúc họ khó khăn tôi đều bên cạnh?
tâm sự cuộc sống
Các bạn khác đã đề cập đến khía cạnh tâm lý, nên tôi không đề cập nữa. Vì là người thích phản biện và cung cấp góc nhìn đa chiều, tôi xin phép đề cập đến khía cạnh khoa học của vấn đề.
Khẳng định ngay: câu của bạn là đúng, và một câu tương tự khác cũng đúng: Lúc nào tôi cũng là người góp phần quan trọng nhất vào sự thành công của nhóm. Đây là thứ được giới khoa học xã hội nghiên cứu cũng khá nhiều, các bạn có thể tìm hiểu thêm về "success paradox".
Cụ thể, người ta luôn ghi nhận phần đóng góp của mình là lớn và đáng kể, cũng như người ta ít nhận biết những đóng góp của người khác.
Có một ví dụ là nếu bạn làm khảo sát kín các cặp vợ chồng về câu hỏi: Hãy cho biết công sức của bạn trong việc nhà là bao nhiêu phần trăm? Lấy kết quả cộng lại của cả 2 vợ chồng thì con số luôn luôn vượt quá 100%. Đó không phải là vì ai cũng sai, chỉ là người ta dễ dàng nhận ra những việc mà mình làm và hoàn toàn không biết những việc mà người khác làm mà mình không thấy. Mà nói trắng ra, nếu người khác làm mà mình không thấy thì làm sao mình biết mà ghi nhận? Phải không?
Bởi thế, chúng ta luôn luôn bị kẹt bởi suy nghĩ: Mình làm nhiều việc giúp đỡ người khác, nhưng chẳng thấy ai bên mình khi mình khó khăn.
Thực tế cuộc sống luôn luôn là: Có nhiều việc mà người khác phải chiến đấu một mình nhưng những việc đó không nằm trong tầm quan sát của mình nên mình không biết.
Và cũng từ thực tế, số lượng công việc mà người khác làm không có mặt chúng ta thì nhiều hơn rất nhiều so với số việc mà chúng ta thấy người khác làm, và càng nhiều hơn số việc mà chúng ta nhúng tay vào giúp đỡ.
Hiểu được cái paradox này sẽ giúp bạn tự tin vào khoa học và cuộc sống hơn.
Kha Nguyen
Các bạn khác đã đề cập đến khía cạnh tâm lý, nên tôi không đề cập nữa. Vì là người thích phản biện và cung cấp góc nhìn đa chiều, tôi xin phép đề cập đến khía cạnh khoa học của vấn đề.
Khẳng định ngay: câu của bạn là đúng, và một câu tương tự khác cũng đúng: Lúc nào tôi cũng là người góp phần quan trọng nhất vào sự thành công của nhóm. Đây là thứ được giới khoa học xã hội nghiên cứu cũng khá nhiều, các bạn có thể tìm hiểu thêm về "success paradox".
Cụ thể, người ta luôn ghi nhận phần đóng góp của mình là lớn và đáng kể, cũng như người ta ít nhận biết những đóng góp của người khác.
Có một ví dụ là nếu bạn làm khảo sát kín các cặp vợ chồng về câu hỏi: Hãy cho biết công sức của bạn trong việc nhà là bao nhiêu phần trăm? Lấy kết quả cộng lại của cả 2 vợ chồng thì con số luôn luôn vượt quá 100%. Đó không phải là vì ai cũng sai, chỉ là người ta dễ dàng nhận ra những việc mà mình làm và hoàn toàn không biết những việc mà người khác làm mà mình không thấy. Mà nói trắng ra, nếu người khác làm mà mình không thấy thì làm sao mình biết mà ghi nhận? Phải không?
Bởi thế, chúng ta luôn luôn bị kẹt bởi suy nghĩ: Mình làm nhiều việc giúp đỡ người khác, nhưng chẳng thấy ai bên mình khi mình khó khăn.
Thực tế cuộc sống luôn luôn là: Có nhiều việc mà người khác phải chiến đấu một mình nhưng những việc đó không nằm trong tầm quan sát của mình nên mình không biết.
Và cũng từ thực tế, số lượng công việc mà người khác làm không có mặt chúng ta thì nhiều hơn rất nhiều so với số việc mà chúng ta thấy người khác làm, và càng nhiều hơn số việc mà chúng ta nhúng tay vào giúp đỡ.
Hiểu được cái paradox này sẽ giúp bạn tự tin vào khoa học và cuộc sống hơn.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình cũng từng có lúc đặt ra câu hỏi này. Cụ thể hơn là mình từng tự hỏi "Vì sao mình sẵn sàng giải lắng nghe vấn đề của người khác và quan tâm đến mong muốn của họ, nhưng họ lại không làm vậy với mình?"
Mình nghĩ đây là một câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc nhiều hơn là một câu hỏi đúng nghĩa, vì đã có câu trả lời rất rõ ràng ngay từ đầu rồi: Bạn lựa chọn cách sống như vậy và người khác không có nghĩa vụ phải cảm ơn bạn, khi bạn là chính bạn. (dù lòng biết ơn là phước báu rất lớn trong đời người).
Có thể khi được là chính mình, chúng ta thường biết cách vận dụng các năng lực của bản thân hơn, do đó, trách nhiệm của chúng ta là hỗ trợ người khác (mà không phải làm thay) để họ tìm thấy chính họ.
Mình đã vượt qua được sự băn khoăn này vào thời điểm đọc về hạnh của Tứ Đại trong Đường Xưa Mây Trắng. Nay mình xin trích dẫn lại đây để bạn tham khảo, chúc bạn luôn can đảm chiến đấu, dù một mình hay nhiều mình thì vẫn kiên định trên con đường bạn chọn:
"Con hãy học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm,
hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục.
Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.
Con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường.
Con lại nên học hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể cả những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường.
Con lại cũng nên học hạnh của gió (không khí). Gió thổi đi các thứ mùi, mà vẫn không cảm thấy tủi nhục buồn khổ và chán chường."
Truc Quynh Do
Bạn đang gặp chuyện gì áp lực lắm đúng không? Hazzz thật ra không phải mình cứ đối tốt với người khác là người ta sẽ tốt lại với mình đâu. Bạn có thể chia sẻ ẩn danh ra đây, mình tin sẽ được an ủi rất nhiều đó.