Tại sao thói quen xấu thường khó bỏ?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Phong cách sống

Bản thân chúng ta đều biết những thói quen xấu đó đều không tốt và có thể gây ra 1 số hậu quả. Dù cố gắng nhưng để loại bỏ chúng không hề dễ dàng. Ngược lại với những thói quen tốt chỉ cần ta suy nghĩ ''Oke, từ mai ta sẽ không đọc sách nữa'' ngày mai có thể không đọc sách tức khắc.

Vậy tại sao thói quen xấu lại khó bỏ vậy?

Từ khóa: 

thoi_quen_xau

,

kỹ năng mềm

,

phong cách sống

Việc phá bỏ những thói quen xấu là rất khó vì chúng phụ thuộc 100% vào trạng thái tinh thần và cảm xúc của chúng ta. Để loại bỏ các hành vi tiêu cực cũng như thói quen xấu đòi hỏi rất nhiều ý chí. Một số lý do dưới đây khiến cho thói quen xấu muốn loại bỏ thì vô cùng khó khăn.
Các thói quen xấu cho cảm giác an toàn: Bộ não của chúng ta hoạt động dựa trên tiêu chí phần thưởng. Nó luôn ưu tiên cho những hoạt động thoải mái, không tốn năng lượng và có tính giải trí cao. Vì thế, những thói quen xấu mà mang lại cảm giác an toàn thoải mái thì dễ được lựa chọn. Nó kích thích cơ thể tiết ra dopamine hay còn gọi là nội tiết tố "dễ chịu". Điều này khiến chúng ta lại thèm muốn nó nhiều hơn và thế là chúng ta liên kết cảm giác thoải mái này với thói quen xấu đã tạo ra nó.
Thiếu nhận thức hoặc chấp nhận: Không thể phá bỏ một thói quen xấu nếu người mắc phải không nhận thức được rằng đó là một thói quen xấu. Có rất ít người nhận ra rằng họ bị tác động tiêu cực tới bản thân mình. Trừ khi một người tự nhận ra rằng một thói quen là xấu, hoặc ai đó cố gắng thuyết phục họ điều tương tự, thì rất ít khả năng thói quen đó bị loại bỏ.
Căng thẳng: Căng thẳng hay stress là một trong những nguyên nhân khiến cho 1 thói quen không lành mạnh bộc phát hoặc dễ quay trở lại. Cuộc sống ngày càng áp lực căng thẳng, thì nhu cầu giải tỏa của bộ não càng lớn. Mà các thói quen không lành mạnh thường là các hành vi rất dễ làm, đem lại sự giải tỏa ngay lập tức, nên bộ não sẽ có xu hướng bị hút về chúng như một phản ứng tự nhiên. Giống như dẫu biết ăn mì gói không tốt, song những lúc đói rồi, thì làm một gói mì vẫn sướng hơn là đi nấu cơm.
Không có động cơ để thay đổi: Khi một người trải qua những trường hợp mang lại cảm giác thất bại sâu sắc cho họ thì thường rơi vào tình trạng suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Họ như cảm thấy cả thế giới đang chống lại họ. Bất kể làm gì thì cũng không thay đổi được tình trạng mà họ đang vướng mắc. Vì vậy họ ngừng cố gắng hoàn toàn. Họ không có động cơ để thay đổi. Thái độ từ bỏ này sẽ luôn là một thói quen xấu lặp đi lặp lại nếu không nhanh chóng nhận ra
Những người khác cũng giống mình: “Những người khác cũng giống mình” là suy nghĩ của hầu hết những người không bỏ được thói quen xấu. Vì một số đông người cũng đang làm điều tương tự, thì chúng ta có làm cũng chẳng sao cả. Không khó để tìm ra những thói quen xấu được xã hội chấp nhận rộng rãi. Ăn vặt, bỏ tập thể dục và thậm chí hút thuốc lá là những việc mà rất nhiều người vẫn đang làm.
Trả lời
Việc phá bỏ những thói quen xấu là rất khó vì chúng phụ thuộc 100% vào trạng thái tinh thần và cảm xúc của chúng ta. Để loại bỏ các hành vi tiêu cực cũng như thói quen xấu đòi hỏi rất nhiều ý chí. Một số lý do dưới đây khiến cho thói quen xấu muốn loại bỏ thì vô cùng khó khăn.
Các thói quen xấu cho cảm giác an toàn: Bộ não của chúng ta hoạt động dựa trên tiêu chí phần thưởng. Nó luôn ưu tiên cho những hoạt động thoải mái, không tốn năng lượng và có tính giải trí cao. Vì thế, những thói quen xấu mà mang lại cảm giác an toàn thoải mái thì dễ được lựa chọn. Nó kích thích cơ thể tiết ra dopamine hay còn gọi là nội tiết tố "dễ chịu". Điều này khiến chúng ta lại thèm muốn nó nhiều hơn và thế là chúng ta liên kết cảm giác thoải mái này với thói quen xấu đã tạo ra nó.
Thiếu nhận thức hoặc chấp nhận: Không thể phá bỏ một thói quen xấu nếu người mắc phải không nhận thức được rằng đó là một thói quen xấu. Có rất ít người nhận ra rằng họ bị tác động tiêu cực tới bản thân mình. Trừ khi một người tự nhận ra rằng một thói quen là xấu, hoặc ai đó cố gắng thuyết phục họ điều tương tự, thì rất ít khả năng thói quen đó bị loại bỏ.
Căng thẳng: Căng thẳng hay stress là một trong những nguyên nhân khiến cho 1 thói quen không lành mạnh bộc phát hoặc dễ quay trở lại. Cuộc sống ngày càng áp lực căng thẳng, thì nhu cầu giải tỏa của bộ não càng lớn. Mà các thói quen không lành mạnh thường là các hành vi rất dễ làm, đem lại sự giải tỏa ngay lập tức, nên bộ não sẽ có xu hướng bị hút về chúng như một phản ứng tự nhiên. Giống như dẫu biết ăn mì gói không tốt, song những lúc đói rồi, thì làm một gói mì vẫn sướng hơn là đi nấu cơm.
Không có động cơ để thay đổi: Khi một người trải qua những trường hợp mang lại cảm giác thất bại sâu sắc cho họ thì thường rơi vào tình trạng suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Họ như cảm thấy cả thế giới đang chống lại họ. Bất kể làm gì thì cũng không thay đổi được tình trạng mà họ đang vướng mắc. Vì vậy họ ngừng cố gắng hoàn toàn. Họ không có động cơ để thay đổi. Thái độ từ bỏ này sẽ luôn là một thói quen xấu lặp đi lặp lại nếu không nhanh chóng nhận ra
Những người khác cũng giống mình: “Những người khác cũng giống mình” là suy nghĩ của hầu hết những người không bỏ được thói quen xấu. Vì một số đông người cũng đang làm điều tương tự, thì chúng ta có làm cũng chẳng sao cả. Không khó để tìm ra những thói quen xấu được xã hội chấp nhận rộng rãi. Ăn vặt, bỏ tập thể dục và thậm chí hút thuốc lá là những việc mà rất nhiều người vẫn đang làm.

Thói quen tốt thì ko sướng, mà thói quen sướng thường ko tốt. Con ng thì luôn thích dễ dàng trước mắt chứ ko phải là cái phần thưởng chưa biết lúc nào mới nhận. Nên cứ ăn trc đã giảm cân sau, chơi trước đã học tính sau, vứt càng rác ra đó đã dọn tính sau,... Nên khó bỏ cũng dễ hiểu.:D

1. Vì thói quen xấu giúp ta thoải mái tức thời
Thói quen xấu kích thích cơ thể tiết ra Dopamine hay còn gọi là nội tiết tố "dễ chịu". Điều này khiến chúng ta lại thèm muốn nó nhiều hơn và thế là chúng ta liên kết cảm giác thoải mái này với thói quen xấu đã tạo ra nó.
Ví dụ:
  • Mỗi khi căng thẳng, bạn hút thuốc lá hoặc ăn vặt. Điều đó khiến não bộ liên kết thói quen đó với sự tự do, thoải mái và được thư giãn sau những giờ làm việc, học tập vất vả.
  • Ý nghĩ về việc tập thể dục và cố gắng thay đổi chút gì đó bị lấn át bởi suy nghĩ "dễ dàng hơn" là nằm xem TV.
2. Vì chúng ta nghĩ rằng người khác cũng có thói quen xấu
Chúng ta thường có xu hướng hợp thức hóa và chấp nhận những hành vi xấu của mình nếu những người xung quanh cũng đang sống như vậy.
Đôi khi, chúng ta còn cố bao che cho điều đó bằng những lời nói an ủi: "Bỏ tập hôm nay thôi, ngày mai sẽ tập bù" hay "Tuần sau mình sẽ bắt đầu giảm cân". Đó là những biện minh tức thời do cảm giác tội lỗi khi biết mình chưa từ bỏ được thói quen xấu để sống khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
https://cdn.noron.vn/2022/06/02/103382242511099917553557786841202637229330n-1654156685.jpg
Việc mình làm để dừng những thói quen xấu...
1. Ý thức rõ những thói quen xấu của bản thân là gì và mức độ thường xuyên của chúng.
2. Tìm ra một thứ khác tích cực hơn để thay thế
Ví dụ, thay vì ăn bánh tráng trộn sau một ngày học mệt mỏi mình có thể tìm ra một món ăn vặt lành mạnh hơn để làm phần thưởng cho bản thân.
3. Kiên trì.
Sẽ khó khăn lúc ban đầu nhưng bộ não của chũng ta sẽ sớm thích nghi với những cách thức mới để làm mọi việc cho đến khi những điều đó trở nên hoàn toàn tự nhiên.