Tại sao thời đi học bạn ghét môn Lịch sử, Địa lý?

  1. Lịch sử

Dạo gần đây trên Noron có một số nhân tố chuyên gia, am hiểu lịch sử chia sẻ nhiều khiến mình thấy Lịch sử thú vị, được truyền cảm hứng cho việc tìm hiểu các thông tin về các triều đại lịch sử VN nhiều hơn. Chứ rõ là hồi xưa mình đi học, mình rất chán ghét môn học này , ko chỉ lịch sử mà cả địa lý.

Mình phát hiện ra các bài viết trên báo chí khiến mình chú ý hơn là đọc sách giáo khoa.

Theo mình thì chắc hồi đi học mình ghét hai môn đó vì đó là môn phụ, ko ép buộc, thầy cô thì giảng chán, mọi thứ thì khô khan ; các dấu mốc thì khó nhớ. Còn bạn thì sao? Hồi xưa bạn ghét/ yêu thích lịch sử, địa lý ko? Đến bây giờ các topic , câu chuyện lịch sử có khiến bạn chú ý ko?

Bạn muốn tìm hiểu những nội dung gì xung quanh Lịch sử VN ?

Từ khóa: 

lịch sử

Thực ra mình thấy nhiều người chê lịch sử Việt Nam, cứ bảo rằng phần lịch sử Việt Nam khá là khô khan, khó nhớ, nhưng cá nhân mình lại thấy hay nên mình đoán là do cách truyền tải, phương pháp chia sẻ có vấn đề.

Nhiều lúc mình cũng thấy buồn vì lịch sử Việt Nam cũng không được quan tâm, các bạn trẻ thì biết về lịch sử Trung Hoa nhiều hơn. Phần nữa, tự nhận mình là đứa tự hào dân tộc nên thấy vậy cũng không chịu nổi nên làm cái gì đó sinh động để mọi người có thể hiểu hơn về lịch sử Việt Nam.

Mình cho rằng với những bạn nhập môn, nội dung sẽ quan trọng hơn số liệu.

Trả lời

Thực ra mình thấy nhiều người chê lịch sử Việt Nam, cứ bảo rằng phần lịch sử Việt Nam khá là khô khan, khó nhớ, nhưng cá nhân mình lại thấy hay nên mình đoán là do cách truyền tải, phương pháp chia sẻ có vấn đề.

Nhiều lúc mình cũng thấy buồn vì lịch sử Việt Nam cũng không được quan tâm, các bạn trẻ thì biết về lịch sử Trung Hoa nhiều hơn. Phần nữa, tự nhận mình là đứa tự hào dân tộc nên thấy vậy cũng không chịu nổi nên làm cái gì đó sinh động để mọi người có thể hiểu hơn về lịch sử Việt Nam.

Mình cho rằng với những bạn nhập môn, nội dung sẽ quan trọng hơn số liệu.

  1. Tư tưởng chạy theo đồng tiền, từng 1 thời bị bảo làm nghề Sử này nọ không có tiền với toàn lý thuyết chả giúp ích gì cho xã hội.
  2. Nhồi từ quá sớm. Từ hồi 9 10 tuổi đã bị nhồi sử kiểu học thuộc rồi, mà ở độ tuổi đó làm gì có đủ suy nghĩ với nhận thức để phân tích nhận định các sự kiện đâm ra cảm thấy sử nó khô khan nhàm chán.
  3. Thiếu tư liệu, mãi tới khi lớn lên em được động vào kho tài liệu khổng lồ của thế giới mạng thì mới có hứng thú tìm hiểu đó chứ.
  4. Thiếu người dẫn dắt. Thầy cô dạy Sử trong nhà trường vì nhiều lý do mà bị bó buộc trong 1 góc nhìn chủ quan. Trong khi Sử cần tự đọc tự suy ngẫm (điều không bao giờ có trong ghế nhà trường). Do đó có thể nói lượng người dẫn dắt để tăng số lượng người đọc sử, biết sử, hiểu sử khá là ít ỏi.
  5. Thiếu động lực. Không yêu thích Sử thì sẽ bỏ việc đọc Sử ngay từ đầu khi suy nghĩ : "Biết lịch sử để làm gì".

Thật ra nếu chỉ học/ đọc để biết thì lịch sử là môn khá thú vị, có điều hầu hết các trường ở nước ta đều dạy theo kiểu cho người làm nghiên cứu lịch sử, yêu cầu con số chính xác đến cả ngày giờ, số lượng... mà học sinh thì hẳn là ko có hứng thú với đống số má nhàm chán đấy. Vấn đề chính vẫn là ở cách dạy học thôi - lịch sử vẫn luôn bị coi là môn phụ, các thầy cô dạy môn này cũng chẳng có hứng thú với việc cải tiến hay tìm cách giảng dạy mới cho lắm vì có ích gì đâu, dạy hay hay dở, kiếm cách mới hay cho học sinh học vẹt trong sgk thì lương vẫn thế =)). Rồi đến lúc đi thi ĐH chẳng hạn thì học sinh vẫn phải ngồi học vẹt đống số má đấy thôi.

Sử VN ko đến nỗi tệ hại lắm, nhưng cách ghi chép, các tài liệu về sử VN lại ko gây hứng thú cho người đọc. Sử TQ có rất nhiều phần được chuyển thành truyện - kiểu đông chu liệt quốc, hán sở tranh hùng... tam quốc, thủy hử cũng có 1 phần lịch sử trong đó; ngoài ra còn cả đám phim dã sử TQ rất quen thuộc với khán giả VN nữa. Tương tự với sử thế giới thì có các thần thoại, anh hùng ca, các tác phẩm kinh điển kiểu chiến tranh và hòa bình, thép đã tôi thế đấy... Sử VN rất thiếu các tác phẩm kiểu này.

Địa lý thì thời học sinh mình thấy môn này rất hay, có rất nhiều thứ cần kiến thức địa lý để giải thích. Mà hồi đó cô giáo dạy địa của mềnh cũng ko bắt học thuộc đám số má, kiểm tra chủ yếu là vẽ với phân tích, giải thích biểu đồ.

Hồi đó lớp được thầy dạy Sử kể chuyện hơn là học y chang theo SGK. Thường buổi đầu của mỗi học kỳ sẽ vẽ cả giai đoạn lịch sử mà sắp tới sẽ học để hiểu hết các giai đoạn lịch sử. Cho nên lúc thi chỉ cần vẽ cái trục thời gian đó rồi nhớ câu chuyện mỗi mốc là gì thế là xong.

Nhưng tới giờ gần như e đã quên các mốc thời gian :D

Gần đây em khá thích các bài viết của topic Lịch sử , nhất là bài về phân tích chính sách tiền tệ của thời Hồ Quý Ly (lúc đó chỉ biết là không được lòng dân và nhớ đâu bài về nhà Hồ cũng ngắn lắm)

Sử không khô khan chỉ là từng năm học sẽ là từng khoảng thời gian nên học sinh không có sự liên kết, nhớ theo dòng thời gian.

Cả Sử và Địa lúc đó đều được xem là môn phụ, thời lượng môn học thì ít, giáo viên cũng tùy tâm người dạy, tâm lý học sinh cũng không quá quan tâm vì mục tiêu lúc đó là luyện các môn như Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn thì cánh cửa đại học cũng như cơ hội nghề nghiệp cao hơn.

Mình thích 2 môn này, dù có chán phèo thì

LỊCH SỬ VIỆT NAM PHẢI BIẾT

Sử Việt không thiếu những Tam Quốc phân loạn, những Quan Độ Xích Bích, những Lưu Bang Hàn Tín. Văn hoá Việt Nam có nền tảng rất sâu đậm, lại kết hợp giữa văn hoá Trung-Ấn-... nên có những nét vô cùng riêng. Về di vật kiến trúc, văn thơ trước tác ko phải ta ko có. Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao sử Hàn sử Trung mà biết còn hơn sử Việt?

Cá nhân em rất thích các câu chuyện lịch sử về con người, văn hóa, đời sống được kể lại qua con mắt, giọng văn của các nhà văn, nhà báo, nhà viết sách, vì em có thể thấy được một cách sinh động và dễ hiểu bài học của những người đi trước, về hào khí dân tộc, về các truyền thống văn hóa ... Còn môn lịch sử học trong trường quá khô khan, nặng về liệt kê, kể lể, nhồi nhét, việc học chỉ để phục vụ đi thi với mục tiêu nhớ càng nhiều càng đúng càng tốt chứ không có liên hệ được với thực tế, dẫn đến học xong cũng không áp dụng được gì.

Mình thấy quá trình lịch sử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất dài và rất khó để thuộc nằm lòng ngần ấy thông tin, bởi não chúng ta còn phải dung nạp vô số kiến thức của những môn học khác. 

Ngày xưa học sử thì mình chỉ miễn cưỡng học vẹt để đối phó với giáo viên khi bị gọi lên trả bài và thi cử thôi. Nhớ hồi đó mình được học từng giai đoạn lịch sử ở từng cấp học, năm học, nhưng chưa có giáo viên nào tổng kết, và hệ thống lại tiến trình lịch sử từ xa xưa đến hết thời chiến tranh để có thể ôn lại và nắm rõ kiến thức. Vậy nên ra trường là bao nhiêu kiến thức về lịch sử bay biến sạch sành sanh luôn

Chị thì không ghét Sử, chỉ ghét môn Địa lý 😁 nhất là mấy cái biểu đồ độ ẩm rồi vị trí địa lý các thứ. Không bao giờ nhớ và xác định chính xác. Biểu đồ thì vẽ không đúng, phân tích lại càng sai be bét. Thi khối C Sử được 7 mà Địa có 3,5 điểm 😄

Thời đi học đúng là Lịch Sử, Địa Lý là 2 môn khó nuốt vì

Thứ nhất ngoài sách giáo khoa, bạn muốn tìm thêm sách tham khảo trên thư viện cũng chẳng có. 

Thứ 2 là năm này qua năm kia khi mà học 2 môn này chỉ có học thuộc những gì trong sách. Hồi đó có 1 thời gian giáo viên bộ môn Sử - Địa của mình có công việc thế là cứ đến tiết tự động chép từ sách chép ra, ôi nó chán chết!!!

Thứ ba, khi đi học thì mặc định các vấn đề trong sách đúng và bạn không được cãi lại. Có 1 lần giáo viên sử lớp 10 kiểm tra 1 tiết 100 câu trắc nghiệm sử, mình làm xong rồi quay lên báo với cô có 1 câu toàn đáp án sai, cô bảo mình chứng minh, lên thư viện lấy sách đưa cô coi, từ đó vô sổ đen của cô mà ngồi