Tại sao thế hệ trước lại không có ấn tượng tốt về gen Z vậy ạ?
E thấy giờ thế hẹ trước như các mẹ các bà luôn có 1 định kiến về bọn trẻ tụi mình. Ví dụ như em ngủ dậy muộn thì lại bị nói là" giờ bọn trẻ nó không biết ngày xưa thời của mk phải dạy từ 5h để giúp đỡ gia đình". Hoặc khi em dùng điện thoại quá nhiều thì lại chị mắng là " giới trẻ giờ chỉ biết sống ảo, không biết cuộc sống bên ngoài như thế nào?"
Ai cho em biết lí do với ạ? Chứ em thấy thế hệ ào cũng có cái tốt cái xấu, liệu người lớn có đang "kì thị" gen Z tụi em quá không?
gen z lạ lắm
,xã hội
,tâm sự cuộc sống
Theo góc nhìn triết học của chủ nghĩa duy vật thì vật chất quyết định ý thức. Theo thuyết Tam quan thì thế giới quan thay đổi ảnh hưởng tới nhân sinh quan và giá trị quan.
Thế giới quan của mỗi thế hệ là khác nhau, nên nhân sinh quan và giá trị quan đã thay đổi rất nhiều.
Thời phong kiến, trong "tứ dân chi nghiệp" là sĩ nông công thương, thương nghiệp là thấp kém nhất. Ngày nay thương nhân được ca ngợi là và xếp trên nông dân, công nhân, thậm chí cả tiến sĩ, nhà khoa học.
Ca sĩ tựng bị xem là bọn "xướng ca vô loài", bây giờ lại thành idol của giới trẻ.
Ngày xưa cần kiệm liêm chính là đầu. Bây giờ sống phải có gu, ăn chơi phải đúng điệu.
Ngày xưa phải trung quân, ái quốc. Ngày nay thế giới đại đồng, công dân toàn cầu mới là trend.
Vậy nên thế giới mới có thuật ngữ: Khoảng cách thế hệ (Generation Gap). Nó để chỉ sự khác biệt giữa các thế hệ về quan điểm, niềm tin, chính trị, giá trị. Sự khác biệt này là phổ biến ở mọi quốc gia, mọi thời đại, đặc biệt là ở kỷ ngyên bùng nổ dân số.
Các thế hệ trước đang thành công, kiếm ra tiền, và có cách nhìn khác biệt với Gen Z, vì thế hiện tại Gen Z không được đánh giá cao, không ấn tượng tốt là rất bình thường các bạn nhé. Thế giới thuộc về người trẻ. Rồi thế giới này sẽ đươc Gen Z tiếp quản rất sớm thôi.
Nhà tư tưởng
Theo góc nhìn triết học của chủ nghĩa duy vật thì vật chất quyết định ý thức. Theo thuyết Tam quan thì thế giới quan thay đổi ảnh hưởng tới nhân sinh quan và giá trị quan.
Thế giới quan của mỗi thế hệ là khác nhau, nên nhân sinh quan và giá trị quan đã thay đổi rất nhiều.
Thời phong kiến, trong "tứ dân chi nghiệp" là sĩ nông công thương, thương nghiệp là thấp kém nhất. Ngày nay thương nhân được ca ngợi là và xếp trên nông dân, công nhân, thậm chí cả tiến sĩ, nhà khoa học.
Ca sĩ tựng bị xem là bọn "xướng ca vô loài", bây giờ lại thành idol của giới trẻ.
Ngày xưa cần kiệm liêm chính là đầu. Bây giờ sống phải có gu, ăn chơi phải đúng điệu.
Ngày xưa phải trung quân, ái quốc. Ngày nay thế giới đại đồng, công dân toàn cầu mới là trend.
Tam quan : thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan. Theo mọi người làm sao để một người tìm hoặc chọn được một tam quan phù hợp cho mình?
www.noron.vn
Vậy nên thế giới mới có thuật ngữ: Khoảng cách thế hệ (Generation Gap). Nó để chỉ sự khác biệt giữa các thế hệ về quan điểm, niềm tin, chính trị, giá trị. Sự khác biệt này là phổ biến ở mọi quốc gia, mọi thời đại, đặc biệt là ở kỷ ngyên bùng nổ dân số.
Các thế hệ trước đang thành công, kiếm ra tiền, và có cách nhìn khác biệt với Gen Z, vì thế hiện tại Gen Z không được đánh giá cao, không ấn tượng tốt là rất bình thường các bạn nhé. Thế giới thuộc về người trẻ. Rồi thế giới này sẽ đươc Gen Z tiếp quản rất sớm thôi.
Hiến Nguyễn Công
Khi bị chê
Quốc Minh
Người kiệm lời
Tranh Trình
Vuong The Bao
Theo góc nhìn cá nhân, thì nguyên nhân chủ yếu là Genz phần lớn là những người khá tùy hứng. Theo cách nói của Nho gia thì họ là những người ko đủ thành, cũng không đủ tín.
Quyền lợi và trách nhiệm thì phải song hành với nhau không sai. Nhưng, thế hệ trước thường đặt trách nhiệm lên trước quyền lợi, tức là hãy làm tốt trách nhiệm của mình trước đi, quyền lợi sẽ đền đáp xứng đáng. Còn thế hệ Genz, họ đặt quyền lợi lên trước trách nhiệm, họ muốn quyền lợi đầy đủ trước rồi mới chịu thực hiện trách nhiệm. Hiểu nôm na là thế hệ Genz không có khái niệm trung thành, đủ lợi ích thì họ ở lại, còn không đủ thì bỏ đi ngay. Những người thế hệ trước, xem trọng thành, tín, trung làm sao dễ có thiện cảm với Genz được