Tại sao thế hệ trẻ thời nay lại thờ ơ với những chuyện kết hôn?
Mình có 1 cô em họ sinh năm 94, năm nay cũng đã 26 rồi vẫn chưa thấy yêu ai, cũng không muốn lấy chồng, hỏi thì bảo bạn bè em bây giờ đầy đứa không lấy chồng vẫn sống tốt đó, cứ hưởng thụ đi đã. Có vẻ như giới trẻ bây giờ rất thờ ơ với chuyện này. Phải chăng là do nhiều câu chuyện đổ vỡ trong hôn nhân được chia sẻ trên mạng xã hội mà khiến suy nghĩ của chúng bị ảnh hưởng nhỉ?
tình yêu
Do cuốn vào công việc, tiền bạc, các vấn đề xung quanh đủ thứ phải nghĩ rồi nên cứ ngày qua ngày chả nghĩ đến chuyện yêu đương mấy. Dần dần quen luôn với trạng thái đó và cũng k gặp người phù hợp để sẵn sàng cho cái trạng thái hôn nhân. Kiểu yêu đương là một chuyện, kết hôn lại phải tính nhiều thứ nên càng dè dặt. Em đoán vậy :))
Nội dung liên quan
Tuyết Mai
Do cuốn vào công việc, tiền bạc, các vấn đề xung quanh đủ thứ phải nghĩ rồi nên cứ ngày qua ngày chả nghĩ đến chuyện yêu đương mấy. Dần dần quen luôn với trạng thái đó và cũng k gặp người phù hợp để sẵn sàng cho cái trạng thái hôn nhân. Kiểu yêu đương là một chuyện, kết hôn lại phải tính nhiều thứ nên càng dè dặt. Em đoán vậy :))
Nguyễn Thắng
Để nói đến chuyện kết hôn của giới trẻ củng như là tình hình kinh tế của nước ta thì phải đề cập đến các quốc gia khác làm ví dụ điển hình như hàn quốc và nhật bản.
Đây là biểu đồ tăng trưởng của dân số hàn quốc, nền kinh tế của hàn quốc từ những năm 1990 đến nay là thời kỳ mà nền kinh tế hàn quốc vượt bậc củng như là phát triển về văn hóa xã hội và công nghiệp rực rỡ!
nhưng bên cạnh đó, thì vấn đề kinh tế kéo theo cái gọi là bong bóng nhà đất kéo giá trị của nhà ở lên cao vì vậy từ đó tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh đẻ của hàn quốc giảm dần theo thời gian.
Bạn có thể để ý kỹ rằng ở nước ta thì tỷ lệ sinh ở thành phố trung ương luôn luôn thấp hơn các các thành phố và tỉnh thành khác một cách rõ rệt, tất cả lý do trên đều chỉ có một lời giải thích là không gian sống của người dân đô thị bị thu hẹp đến mức các hộ gia đình bình thường không thể nào hỗ trợ các con của mình có được một không gian sống riêng!
những người thành phố này thường sợ hãi các vùng nông thôn ở ngoài tầm của thành phố họ đang sống, ví dụ một gia đình sống ở quận tân bình, nếu họ có tiền mua được nhà ở tân bình hoặc quận 12 hoặc vùng lân cận chứ không bao giờ họ dám bước chân ra khỏi thành phố để mua một căn nhà ở thành phố khác như bình dương, cần thơ, đà lạt hoặc buôn mê thuột.
vì vậy mật độ dân số ở thành phố thì luôn tăng cao đi kèm với tỷ lệ đô thị hóa ngày càng cao khiến cho vấn đề tỷ lệ sinh đẻ củng tỷ lệ thuận thấp dần so với đó!
tôi rất vui mừng thông báo cho bạn rằng có một chương trình của chính phủ để cải thiện tình hình này là chương trình "Nông thôn mới"
hỗ trợ các địa phương nông thôn xây dựng cơ sở hạ tầng như điện đường trường trạm, hỗ trợ phát triển kinh tế vùng nông thôn! như xây một con đường ở thành phố thì phải giải phóng mặt bằng rất lâu và tốn kém thì ở nông thôn việc xây dựng cơ sở hạ tầng dễ dàng hơn nhiều.
bên cạnh đó cần thúc đẩy mục tiêu quốc gia là đưa người dân thành phố về vùng miền quê sinh sống để giãn bớt mật độ dân số và thúc đẩy tỷ lệ sinh đẻ của họ.
còn bàn về vấn đề cá nhân của em họ bạn, thì chủ yếu là vấn đề xã hội nếu gia đình em họ bạn không lo lắng về vấn đề kinh tế! bạn có thể không biết rằng tỷ lệ gặp gỡ của thanh niên thành phố thấp hơn rất nhiều so với thanh niên ở các vùng nông thôn.
Ví dụ: 1 thanh niên nông thôn như tôi có thể lượn cả tỉnh chỉ để đi chơi và làm quen với những cô gái cách tôi cả trăm km, nhưng nếu đặt vào vị trí là một thanh niên thành phố thì đó là cả một vấn đề! họ sợ hãi cái mới sợ hãi cái nghèo của vùng nông thôn.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ việc lập gia đình không khó, nhưng để có một gia đình hạnh phúc thì tương đối khó.
Cá nhân mình cho rằng khi chưa đủ trưởng thành và chín chắn để nuôi dạy con trẻ thì nên cân nhắc kĩ. Ngày nay, có lẽ dân số chất lượng sẽ quan trọng hơn số lượng.
Huyền Trân
Vì sống một mình tự do tự tại đó chị. Muốn đi đâu thì đi, muốn ăn lúc nào thì ăn. Bữa nào làm biếng nấu cơm thì làm 1 gói mì tôm cũng xong,...