Tại sao thấy người khác ngáp chúng ta cũng muốn ngáp?
kiến thức chung
Để hiểu hành vi "ngáp lây" thì cần hiểu nguồn gốc của hành vi ngáp trước đã.
Ngáp là hành động không phải cố tình mà làm được, ngáp làm bạn mở miệng thật to, hít thở thật sâu, giúp khí tràn vào phổi, cơ bụng hóp lại, cơ hoành đẩy xuống. Ngay khi ngáp bạn sẽ tống được một lượng khí lớn ra khỏi cơ thể qua đường miệng. Việc này giúp làm hạ nhiệt trong não của bạn, tức là mỗi khi não bạn nóng lên thì bạn sẽ ngáp. Đó là lí do nhiều khi bạn ngáp khi đang vận động, nhiệt độ cơ thể nóng lên, nhiệt độ não nóng lên nên bạn ngáp.
Hiện tượng ngáp chuyền chỉ xảy ra khi não của bạn vẫn có thể hạ nhiệt, tức là nó đang nóng hơn mức bình thường. Đã có một nghiên cứu với hai nhóm người khác nhau, họ cùng được xem những hình ảnh, video có người đang vừa cười vừa ngáp. Một nhóm thì bình thường, một nhóm thì được để một gói nước đá lên đầu và chỉ được thở bằng mũi. Kết quả là nhóm bình thường phần lớn ngáp chuyền, còn nhóm còn lại thì không.
Ngoài ra, người ta còn cho rằng ngáp chuyền là biểu hiện của sự đồng cảm. Bạn sẽ dễ ngáp lây nếu người bạn thấy đang ngáp là người thân quen, hoặc là người mà bạn yêu thích. Vì bạn cảm thấy có một mối liên hệ và thấy đồng cảm với họ (và đương nhiên lúc đấy não bạn cũng đang nóng giống họ) nên khi họ ngáp bạn muốn ngáp theo.
Nói chung, khi bạn gặp một người đang ngáp, não bộ của bạn nhận diện hành động ngáp là hành động giúp làm nguội não, nó cho bạn tín hiệu rằng: "Tôi cũng đang nóng lên đấy! Ngáp đi để hạ nhiệt!" nên bạn muốn ngáp theo. Hành vi này xuất phát từ "tế bào thần kinh gương" hay "tế bào phản ảnh" trong não. Những đứa trẻ bị tự kỷ, hay mắc bệnh down thường không ngáp chuyền vì những tế bào này ở não của chúng bị thiếu hụt.
Tống Hồ Trà Linh
Để hiểu hành vi "ngáp lây" thì cần hiểu nguồn gốc của hành vi ngáp trước đã.
Ngáp là hành động không phải cố tình mà làm được, ngáp làm bạn mở miệng thật to, hít thở thật sâu, giúp khí tràn vào phổi, cơ bụng hóp lại, cơ hoành đẩy xuống. Ngay khi ngáp bạn sẽ tống được một lượng khí lớn ra khỏi cơ thể qua đường miệng. Việc này giúp làm hạ nhiệt trong não của bạn, tức là mỗi khi não bạn nóng lên thì bạn sẽ ngáp. Đó là lí do nhiều khi bạn ngáp khi đang vận động, nhiệt độ cơ thể nóng lên, nhiệt độ não nóng lên nên bạn ngáp.
Hiện tượng ngáp chuyền chỉ xảy ra khi não của bạn vẫn có thể hạ nhiệt, tức là nó đang nóng hơn mức bình thường. Đã có một nghiên cứu với hai nhóm người khác nhau, họ cùng được xem những hình ảnh, video có người đang vừa cười vừa ngáp. Một nhóm thì bình thường, một nhóm thì được để một gói nước đá lên đầu và chỉ được thở bằng mũi. Kết quả là nhóm bình thường phần lớn ngáp chuyền, còn nhóm còn lại thì không.
Ngoài ra, người ta còn cho rằng ngáp chuyền là biểu hiện của sự đồng cảm. Bạn sẽ dễ ngáp lây nếu người bạn thấy đang ngáp là người thân quen, hoặc là người mà bạn yêu thích. Vì bạn cảm thấy có một mối liên hệ và thấy đồng cảm với họ (và đương nhiên lúc đấy não bạn cũng đang nóng giống họ) nên khi họ ngáp bạn muốn ngáp theo.
Nói chung, khi bạn gặp một người đang ngáp, não bộ của bạn nhận diện hành động ngáp là hành động giúp làm nguội não, nó cho bạn tín hiệu rằng: "Tôi cũng đang nóng lên đấy! Ngáp đi để hạ nhiệt!" nên bạn muốn ngáp theo. Hành vi này xuất phát từ "tế bào thần kinh gương" hay "tế bào phản ảnh" trong não. Những đứa trẻ bị tự kỷ, hay mắc bệnh down thường không ngáp chuyền vì những tế bào này ở não của chúng bị thiếu hụt.