Tại sao Thái Lan không bị xâm lược?

  1. Lịch sử

https://cdn.noron.vn/2021/06/30/maxresdefault-1625028821_1024.jpg

Từ khóa: 

lịch sử

Câu hỏi được gộp với Vì sao Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?

Xiêm cũng phải ký những hiệp ước “bất bình đẳng” với Hà Lan, Mỹ, Anh, Pháp… Trong đó nổi bật là việc Xiêm nhường ảnh hưởng của mình ở Lào, Campuchia cho Pháp, Đông Bắc Malaysia cho Anh.

Cải cách trở thành biện pháp duy nhất nhằm tăng cường nội lực, chống chọi lại ngoại lực phương Tây của Xiêm. Đất nước này cũng đã thi hành chính sách mở cửa rộng rãi. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế – chính trị - xã hội ở Xiêm đã có sự thay đổi, đưa đến sự ra đời của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc “tư sản hoá”.

Đây chính là lực lượng xã hội hậu thuẫn cho cuộc cải cách của vua Chulalongkorn (1853-1910) từ năm 1868 đến năm 1910. Trong 42 năm, vua Chulalongkorn luôn nỗ lực hiện đại hóa vương quốc và bãi bỏ chế độ nô lệ. Chulalongkorn là vua Xiêm đầu tiên đưa hoàng tử sang châu Âu du học. Ông công du châu Âu hai lần, giới thiệu với các nhà cầm quyền châu Âu rằng Xiêm là một quốc gia hiện đại.

https://cdn.noron.vn/2021/02/20/8349670486580897-1613790321.jpg

Vua Chulalongkorn (1853-1910) trị vì từ năm 1868 đến năm 1910

Từ chỗ lợi dụng lợi thế nhiều nước đến hai nước (Anh và Pháp) đã cho phép Xiêm cân bằng được thế lực của các nước phương Tây trên lãnh thổ nước mình.

Bên cạnh đó, vị trí “khu đệm” (nằm giữa các vùng tranh chấp của Anh và Pháp) càng tạo điều kiện thuận lợi hơn để Xiêm bảo toàn độc lập dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế Xiêm độc lập về chủ quyền nhưng phụ thuộc về kinh tế, chính trị đối với phương Tây.

Đến đời vua Vajiravudh (1880-1925) trị vì từ 1910-1925, nhà nước Xiêm đã thúc đẩy sự sáng tạo và chủ nghĩa dân tộc. Vua Vajiravudh cũng đã hiện đại hóa quân đội, đưa binh sĩ Xiêm gia nhập lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra vào tháng 9/1939, Thái Lan (đổi tên từ Xiêm từ ngày 23/6/1939) đã tuyên bố trung lập. Tuy nhiên, Thái Lan đã gây chiến với quân Pháp ở Đông Dương sau khi nước Pháp thất thủ năm 1940. Mục tiêu của người Thái là giành lại những vùng đất đai mà họ đã mất vào tay phương Tây.

Ngày 25/1/1942, sau khi bị nước Nhật giật dây, Chính phủ Thái Lan tuyên chiến với nước Mỹ và Vương quốc Anh. Sau sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày 1/8/1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh của Nhật thành đồng minh của Mỹ.

Sau chiến tranh, Thái Lan không bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ chiếm được trong chiến tranh.

Trả lời

Xiêm cũng phải ký những hiệp ước “bất bình đẳng” với Hà Lan, Mỹ, Anh, Pháp… Trong đó nổi bật là việc Xiêm nhường ảnh hưởng của mình ở Lào, Campuchia cho Pháp, Đông Bắc Malaysia cho Anh.

Cải cách trở thành biện pháp duy nhất nhằm tăng cường nội lực, chống chọi lại ngoại lực phương Tây của Xiêm. Đất nước này cũng đã thi hành chính sách mở cửa rộng rãi. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế – chính trị - xã hội ở Xiêm đã có sự thay đổi, đưa đến sự ra đời của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc “tư sản hoá”.

Đây chính là lực lượng xã hội hậu thuẫn cho cuộc cải cách của vua Chulalongkorn (1853-1910) từ năm 1868 đến năm 1910. Trong 42 năm, vua Chulalongkorn luôn nỗ lực hiện đại hóa vương quốc và bãi bỏ chế độ nô lệ. Chulalongkorn là vua Xiêm đầu tiên đưa hoàng tử sang châu Âu du học. Ông công du châu Âu hai lần, giới thiệu với các nhà cầm quyền châu Âu rằng Xiêm là một quốc gia hiện đại.

https://cdn.noron.vn/2021/02/20/8349670486580897-1613790321.jpg

Vua Chulalongkorn (1853-1910) trị vì từ năm 1868 đến năm 1910

Từ chỗ lợi dụng lợi thế nhiều nước đến hai nước (Anh và Pháp) đã cho phép Xiêm cân bằng được thế lực của các nước phương Tây trên lãnh thổ nước mình.

Bên cạnh đó, vị trí “khu đệm” (nằm giữa các vùng tranh chấp của Anh và Pháp) càng tạo điều kiện thuận lợi hơn để Xiêm bảo toàn độc lập dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế Xiêm độc lập về chủ quyền nhưng phụ thuộc về kinh tế, chính trị đối với phương Tây.

Đến đời vua Vajiravudh (1880-1925) trị vì từ 1910-1925, nhà nước Xiêm đã thúc đẩy sự sáng tạo và chủ nghĩa dân tộc. Vua Vajiravudh cũng đã hiện đại hóa quân đội, đưa binh sĩ Xiêm gia nhập lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra vào tháng 9/1939, Thái Lan (đổi tên từ Xiêm từ ngày 23/6/1939) đã tuyên bố trung lập. Tuy nhiên, Thái Lan đã gây chiến với quân Pháp ở Đông Dương sau khi nước Pháp thất thủ năm 1940. Mục tiêu của người Thái là giành lại những vùng đất đai mà họ đã mất vào tay phương Tây.

Ngày 25/1/1942, sau khi bị nước Nhật giật dây, Chính phủ Thái Lan tuyên chiến với nước Mỹ và Vương quốc Anh. Sau sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày 1/8/1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh của Nhật thành đồng minh của Mỹ.

Sau chiến tranh, Thái Lan không bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ chiếm được trong chiến tranh.

Thứ nhất, cần phải xét đến địa chính trị của Thái Lan. Thái Lan nằm giữa Ấn Độ (lúc bấy giờ thuộc Anh) và Đông Dương (thuộc Pháp), cho nên rất thích hợp làm vùng đệm chiến lược cho hai nước thực dân sừng sỏ này. Anh- Pháp dù không ưa gì nhau, nhưng cũng không dại gì vì một miến bánh mà leo thang căng thẳng. Nên cả hai chủ trương "giữ" Thái Lan lại để tránh xung đột giữa hai bên.
Thứ hai, cần phải xét đến chính sách của Thái Lan. Về cơ bản, miễn là Thái Lan cung cấp đủ lợi ích để làm hài lòng Anh và Pháp thì hai nước này sẽ không "xâm lược". Cho nên Thái đã cắt một phần lãnh thổ (chủ yếu là phần ngoài hệ thống Mandala của họ) cho Anh và Pháp lập các vùng đệm quân sự. Tiếp đó là chấp nhận các hiệp ước thương mại song phương, để cả hai nước trên vào buôn bán. Như vậy, Thái đã tự biến mình thành "trung gian" giữa hai nước Anh - Pháp, khiến cả hai cường quốc hàng đầu thế giới lúc bấy giờ chủ động bảo hộ cho họ.
Thứ ba, là về thực lực của Thái. Lúc bấy giờ, Thái đang là một trong các cường quốc hàng đầu ở Đông Nam Á. Đối trọng chính của Thái là Miến Điện. Mà trước đó Anh khi xâm lược Miến Điện đã chịu thiệt hại nghiêm trọng. Nên cả Anh và Pháp lúc bấy giờ đều ít nhiều dè chừng Thái. Vì nếu xâm lược Thái thì kịch bản giống như chiến tranh Anh - Miến Điện sẽ xảy ra. Đến lúc đấy thì dù thành công thì lợi ích mang lại cũng khó mà bù đắp được so với giữ Thái lại.
6ec46b40725e11eab96d4d787b03a1d1

Tóm tắt :

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

Giải thích :

- Chính sách đối ngoại "mềm dẻo" ( Chính sách ngoại giao "ngọn tre").

- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp.....

- Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau. VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan...

- Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX của Ra-ma V

Cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự......Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Vị trí “nước đệm” của Xiêm

Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.

- Trong bối cảnh chung của châu Á, Xiêm nhờ đó mà thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.

Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả 2 sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này.

Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai.

Câu trả lời từ nhiều bạn thật quý giá (nhất là từ bạn 

Cao Văn Hưng
) do cung cấp nhiều tư liệu có hệ thống logic, 
đặc biệt,

ý nhận định mang tính hệ thống tổng quan từ bạn 

Rukahn
 quá chuẩn 🌷👍☺️

Câu trả lời hết sức thấu hiểu: dân Xiêm và Vua Xiêm.. CÙNG 1 Ý CHÍ. 
Cho nên, dân đen Xiêm-Thái không chửi, ❛bật tanh tách❜ các tinh hoa Thái-Siam, dù có bán/nhượng đi tong tới.. 352.877 km² lãnh thổ (số liệu từ ý góp của bạn 

Ngọc Cảnh
), chứ không phải vài cái 'đá-chim-ẻ' vài trăm m² mù khơi..từ thiện.

Vả lại, nếu chỉ gói gọn trước 1945, ở Xiêm chưa có Sứ Quán của Pax Americana ➙ nên, dân đen không chửi, ❛bật❜ các tinh hoa (làm gì dám..ngo ngoe Phạm Thượng ?).
Còn, sau 1955,.. khi Pax Americana đã nghiễm nhiên thay chân cho "hiệp sỹ Pax Britanica" trên toàn cõi, ➙ nên, dân đen Thái-Siam càng không chửi, ❛bật❜ các tinh hoa Xiêm-Thái (làm gì dám), vì giới tinh hoa đã..... CÙNG 1 Ý CHÍ với hoàng gia toàn cầu giàu sụ ❛Pax Americana-đẤNG, trồng & XUẤT nấm-đầu tiên❜. 

Thái Lan, "cây sậy", dẻo dai.. phi thường. Quá đáng suy tôn, mọng mi, thổn thức trong tâm thức của vài cõi-nhơn-gian luôn ngấn lệ, ầu ơ, đêm ngày sùi sụt.

Bây giờ, 1/4 của tk.21, "cây sậy" đang.. an hòa, lã lơi bên "cây tre".. giữa bốn bề gió giật đùng đùng, bao nhiêu là ó diều, gấu trúc, vườn anh đào, ruộng kim chi.. nhào qua/sáp lại, trông thật sinh động, siêu nhiên, ngoạn mục !! 😊

  1. Vì nhà nước Xiêm là 1 quốc gia thống nhất về mọi mặt từ địa lý đến tư tưởng nên khi đấu tranh với phương tây k bị những pha móc lốp từ thường dân
  2. Vì khi vua Xiêm nhượng đất hay nói cách khác là bán nước cho tây lông k bị dân chửi, dân bật 

Nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo của Thái Lan. Chủ động "mở cửa" quan hệ với tất cả các nước, lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước Anh - Pháp và cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. (loigiaihay)

Chính sách ngoại giao của Thái là "ngoại giao cây sậy", tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình, nên được gọi là "mở cửa".

Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây bởi Chính sách "ngoại giao cây sậy" của Thái Lan trong lịch sử:
Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả 2 sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này.
https://cdn.noron.vn/2021/06/30/maxresdefault-1625028821.jpg
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai. Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.
Tuy giữ được vị thế độc lập, nhưng Thái Lan cũng phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Năm 1893, Thái Lan phải ký hiệp ước trao một số vùng đất phía đông cho Campuchia (thuộc quyền cai trị của Pháp). Năm 1904 và 1907 phải tiếp tục cắt đất, tổng cộng hơn 2 vạn km2 cho Pháp. Năm 1909, phải cắt vùng đất trên 4 vạn km2 tại bán đảo Malacca cho Anh.
Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanma. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Hoàng gia Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang.
Lực lượng du kích ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối de dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Kể từ sau năm 1979, khi quân Khmer Đỏ bị Việt Nam đánh bại tại Campuchia, Thái Lan đã chấp thuận cho quân Khmer Đỏ lập căn cứ tại nhiều khu vực trong lãnh thổ của mình như một biện pháp để làm suy yếu Việt Nam. Việc này đã dẫn đến một số cuộc giao chiến tại khu vực biên giới giữa quân đội Thái Lan và Việt Nam, cho tới khi Việt Nam rút quân khỏi Camphuchia vào năm 1989.
Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992. Tuy nhiên, đã có một số đụng độ quân sự giữa Thái Lan và Campuchia vào giai đoạn 2010-2012, khi cả 2 nước tranh chấp chủ quyền tại vùng quanh đền Preah Vihear, ngôi đền được Tòa án Quốc tế vì Công lý (International Court of Justice) vào năm 1962 tuyên bố ngôi đền thuộc về Campuchia.
Chính sách ngoại giao của Thái là "ngoại giao cây sậy", tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình.
( Giá như ngày xưa Triều Đình Nhà Nguyễn có chính sách phù hợp và Vua Tự Đức không từ chối đề xuất": "canh tân đất nước" của Nguyễn Trường Tộ thì Việt Nam ta không bị trở thành thuộc địa của Pháp và Việt Nam sẽ không bị các đế quốc khác thành thuộc địa như Thái, Nhật rồi )

Mình không có tìm hiểu nhưng đoán là nhờ may mắn thôi. Vì nó là vùng đệm để chia cắt các nước thuộc địa giữa Anh và Pháp. Đó là do thoả thuận ngầm giữa Anh và Pháp.