Tại sao tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

  1. Khoa học

Tại sao nó không ở thể phẳng mà lại lượn sóng vậy ạ? Nó có tác dụng gì ạ???

https://cdn.noron.vn/2021/12/20/lbpbhhca7ddfhvctindfkmggko1-vgcl6zrq3yphaxj296bq9edktgqwaoyqhnswjzub1nxpklonicxncfbmhczasnmhjjgiyaxekhjw824-1639983178-1639983178_1024.jpg
Từ khóa: 

tôn lợp

,

khoa học

Ngoài việc hạn chế ảnh hưởng từ nhiệt độ như bạn Jelly Pm có đề cập, thì hình dạng lượn sóng còn tăng độ chịu lực của tôn. Vì tôn khá mỏng, thông thường chỉ dày khoảng 0.3-0.5mm. Nên nếu để 1 tấm tôn phẳng, bất cứ thứ gì cũng có thể khiến tấm tôn bị võng, gây áp lực ko đáng có lên các cây đinh cố định tấm tôn. Và sẽ cần 1 hệ khung đỡ nhiều hơn để khắc phục. Do đó chỉ cần làm lượn sóng sẽ giúp khắc phục tình trạng trên.

Có thể làm 1 thí nghiệm nhỏ với 1 tờ giấy, để phẳng thì chẳng thể để đc thứ gì lên, nhưng nếu gấp nếp như kiểu 1 chiếc quạt xếp (gần giống dạng lượn sóng của tấm tôn) thì nó sẽ có diện tích che phủ nhỏ hơn nhưng chịu đc những lực lớn hơn rất nhiều.

Do đó, tôn phẳng vẫn có nhưng sẽ ko đc lắp đặt ở nơi ảnh hưởng trực tiếp của môi trường mà thường được lắp đặt ở nơi kín, có hệ đỡ sẵn như lắp dưới mái ngói (chống xóc nước), làm trần,...

Trả lời

Ngoài việc hạn chế ảnh hưởng từ nhiệt độ như bạn Jelly Pm có đề cập, thì hình dạng lượn sóng còn tăng độ chịu lực của tôn. Vì tôn khá mỏng, thông thường chỉ dày khoảng 0.3-0.5mm. Nên nếu để 1 tấm tôn phẳng, bất cứ thứ gì cũng có thể khiến tấm tôn bị võng, gây áp lực ko đáng có lên các cây đinh cố định tấm tôn. Và sẽ cần 1 hệ khung đỡ nhiều hơn để khắc phục. Do đó chỉ cần làm lượn sóng sẽ giúp khắc phục tình trạng trên.

Có thể làm 1 thí nghiệm nhỏ với 1 tờ giấy, để phẳng thì chẳng thể để đc thứ gì lên, nhưng nếu gấp nếp như kiểu 1 chiếc quạt xếp (gần giống dạng lượn sóng của tấm tôn) thì nó sẽ có diện tích che phủ nhỏ hơn nhưng chịu đc những lực lớn hơn rất nhiều.

Do đó, tôn phẳng vẫn có nhưng sẽ ko đc lắp đặt ở nơi ảnh hưởng trực tiếp của môi trường mà thường được lắp đặt ở nơi kín, có hệ đỡ sẵn như lắp dưới mái ngói (chống xóc nước), làm trần,...

Khi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình gợn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra còn nếu như mái tôn hình gợn sóng thì sẽ đủ diện tích để giãn nở.

Tôn lượn sóng như này có nhiều công dụng:
Thứ nhất, tôn kiểu này là phỏng theo hình dạng của ngói lưu ly truyền thống. 
Mái lưu ly có công dụng là dẫn nước chảy thành từng dòng. Giúp giảm tiếng ồn khi mưa và hứng nước dễ hơn. 
Ngoài ra mái lưu ly cũng giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, đặc biệt là với các dân chơi hệ phong thủy 😎
Thứ hai, làm nhiều nếp lượn sóng như vậy sẽ giúp tăng khả năng chịu lực của kết cấu. Để dễ hình dung, thì cùng tấm tôn dày vài ly. Tấm tôn phẳng bạn chỉ cần rung nhẹ là thấy nó méo rồi. Còn tôn gợn sóng thì đứng lên nhún nhảy cũng không sao 😎
Thứ ba là để hạn chế hư hỏng do giãn nhở bởi nhiệt. Vì để che nắng che mưa nên khi lợp tôn, không thể để khe hở như các kết cấu kim loại khác được. Vậy nên giải pháp thay thế là làm dạng gợn sóng, như vậy thì các tấm tôn sẽ có không gian để giãn nở.
  1. chịu lực
  2. chịu dãn nở vì nhiệt
  3. Tạo rãnh thoát nước

Có người video nó làm thực nghiệm luôn nè: