Tại sao sử dụng lưu huỳnh trong công nghiệp chế biến bảo quản thực phẩm?
Theo báo Sức khỏe gia đình cho biết tình trạng lạm dụng lưu huỳnh trong công nghiệp và trong chế biến bảo quản thực phẩm (măng khô, hoa quả sấy) các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt (đũa gỗ, tăm tre) thậm chí sản xuất đông dược giả (biến khoai mì thành hoài sơn). Giải thích tại sao sử dụng lưu huỳnh trong các trường hợp trên?. Làm thế nào để nhận ra sản phẩm có chứa lưu huỳnh, lưu huỳnh dioxit? Nếu muốn loại bỏ hàm lượng các chất này trong thực phẩm cho đỡ độc thì phải làm thế nào?
kiến thức chung
Đốt lưu huỳnh trong không khí (S + O2 SO2) tạo thành khí sunfuarơ, dùng khí sunfuarơ để khử khuẩn
* Nhận diện lưu huỳnh có trong măng khô và măng tươi bình thường:
- Măng tươi khô bình thường:
+ Măng khô có màu vàng nâu, có thể hơi thâm đen do ngâm muối, măng dai không dễ gãy khi bẻ.
+ Cọng măng khô nhìn không thấy bóng bảy, đẹp mắt.
+ Mùi măng tươi không hóa chất có mùi chua thơm tự nhiên, không có mùi lạ, không bị mốc
- Măng khô xông lưu huỳnh:
+ Đưa măng khô lên mũi ngửi nếu măng có mùi nồng nặc, khó chịu chứng tỏ có sấy lưu huỳnh, màu vàng đậm hoặc màu tươi sáng do SO2¬ có tính tẩy màu.
+ Măng giòn, dễ bẻ gãy vụn.
* Cách Loại bỏ lưu huỳnh cho đỡ độc ( măng khô)
- Không nên ngậm hoặc nếm măng khô trước khi đun nấu, mà phải ngâm măng khô bằng nước vài ngày, thay nước thường xuyên rồi ngâm với nước vo gạo.
- Sau đó luộc thật kỹ, thay nước ít nhất 2 lần. Măng luộc càng nhiều lần độ an toàn càng cao.
- Lưu huỳnh bị đun sôi sẽ chuyển sang dạng khí bay hơi ra ngoài. Do đó trong khi luộc nhớ mở vung để độc tố bay hơi.
Nội dung liên quan
Thảo Lan