Tại sao Starbucks thành công khắp thế giới nhưng chỉ chiếm chưa tới 3 phần trăm thị phần cà phê ở Việt Nam?
Đây là 1 câu hỏi trong bài tập của bọn mình, nhưng mình chỉ mới tìm ra 1 số lý do nhỏ lẻ như giá đắt, khó uống,... Không biết có ai có thể giúp mình không ạ?
hỏi xoáy đáp hay
Theo mình thì có 1 số lý do như:
- Người Việt Nam có quá nhiều lựa chọn địa phương để thưởng thức cà phê. Thị trường phân chia rất đa dạng, từ các quán cà phê kinh doanh gia đình đến các cửa hàng bán cà phê rang xay, nén. Có tới 540 nghìn cửa hàng cà phê ở Việt Nam, và 430 nghìn quầy cà phê vỉa hè, theo USDA.
Ở các quán cà phê vỉa hè, một cốc có giá chưa tới 1 USD, và cũng phục vụ cả Wifi miễn phí. Và có tới hàng ngàn quán như vậy. Có thể nói cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều đang là những điểm nóng tiêu thụ rất nhiều cà phê, nhưng có một thực tế là rất nhiều người không sống ở thành phố, nhiều người không có quá nhiều tiền để chi cho ngay cả những thương hiệu địa phương như Trung Nguyên hay Highland. Vẫn còn đắt hơn tương đối so với quán vỉa hè"
- Là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam biết đến với những hương vị cà phê của mình. Đất nước này nổi tiếng với "cà phê sữa đá" một loại cà phê đặc, nặng được làm dịu bằng cách thêm sữa đặc. Nhưng không có hương vị truyền thống đó ở Starbucks.
- Lý do thứ ba là người Việt Nam đã quá trung thành với lối thưởng thức cũ để thử thứ gì đó mới, và thậm chí là tự phục vụ. Người Việt Nam cũng có thói quen mua cà phê rang xay để thưởng thức tại nhà, thay vì ra ngoài uống cà phê, đặc biệt là vào các cửa hàng xa xỉ.
Huỳnh Anh
Theo mình thì có 1 số lý do như:
- Người Việt Nam có quá nhiều lựa chọn địa phương để thưởng thức cà phê. Thị trường phân chia rất đa dạng, từ các quán cà phê kinh doanh gia đình đến các cửa hàng bán cà phê rang xay, nén. Có tới 540 nghìn cửa hàng cà phê ở Việt Nam, và 430 nghìn quầy cà phê vỉa hè, theo USDA.
Ở các quán cà phê vỉa hè, một cốc có giá chưa tới 1 USD, và cũng phục vụ cả Wifi miễn phí. Và có tới hàng ngàn quán như vậy. Có thể nói cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều đang là những điểm nóng tiêu thụ rất nhiều cà phê, nhưng có một thực tế là rất nhiều người không sống ở thành phố, nhiều người không có quá nhiều tiền để chi cho ngay cả những thương hiệu địa phương như Trung Nguyên hay Highland. Vẫn còn đắt hơn tương đối so với quán vỉa hè"
- Là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam biết đến với những hương vị cà phê của mình. Đất nước này nổi tiếng với "cà phê sữa đá" một loại cà phê đặc, nặng được làm dịu bằng cách thêm sữa đặc. Nhưng không có hương vị truyền thống đó ở Starbucks.
- Lý do thứ ba là người Việt Nam đã quá trung thành với lối thưởng thức cũ để thử thứ gì đó mới, và thậm chí là tự phục vụ. Người Việt Nam cũng có thói quen mua cà phê rang xay để thưởng thức tại nhà, thay vì ra ngoài uống cà phê, đặc biệt là vào các cửa hàng xa xỉ.
Himawari
Văn hóa người Việt Nam thích uống cà phê bệt, lê la cà phê vỉa hè, giá rẻ nhưng vẫn đậm đà đúng khẩu vị, còn được ngắm cảnh phố cảnh phường không gian thoáng đãng, nói chuyện thoải mái hào sảng đến lúc nào ưng về thì về.
Solitary