Tại sao sinh viên VN hiện nay đa phần đều chọn các ngành kinh tế thay vì nhóm ngành nghiên cứu?

  1. Xã hội

  2. Giáo dục

Mấy đứa em, đứa cháu nhà mk bây giờ hỏi định đăng kí ngành nào là cứ toàn chọn mấy cái kinh tế tài chính thôi. Phải chăng đang là trend của thế hệ bây giờ. Chứ mk thấy giờ mấy ngành liên quan tới nghiên cứu không mấy người chọn luôn ý. Có lý do gì cho việc này không?

https://cdn.noron.vn/2022/12/26/chan-dung-nganh-1672039452.jpg
Từ khóa: 

thảo luận văn minh

,

gen z lạ lắm

,

xã hội

,

giáo dục

Vì cơm áo gạo tiền và trên hết là định hướng xã hội. Các bạn chọn kinh tế hay một số ngành mang tính ứng dụng cao hầu hết đều không biết sau này mình sẽ làm gì nhưng được cái nghe tên rất thực tế. Còn ngành nghiên cứu không phải ai cũng làm được và điều kiện để học, ở độ tuổi 17 khi mà còn chưa bước chân trải nghiệm chưa biết mình thích gì thì những ngành nghiên cứu bị mang tiếng phù phiếm trong mắt phụ huynh. Nhưng tất nhiên xét về sâu xa lâu dài trong sự phát triển chung của xã hội thì ngành nghiên cứu nói chung là cốt lõi. Hi vọng bên hướng nghiệp có thể làm tốt hơn để các bạn học sinh siên viên khi ra đời không bị sốc tâm lí về khả năng của bản thân. 
Trả lời
Vì cơm áo gạo tiền và trên hết là định hướng xã hội. Các bạn chọn kinh tế hay một số ngành mang tính ứng dụng cao hầu hết đều không biết sau này mình sẽ làm gì nhưng được cái nghe tên rất thực tế. Còn ngành nghiên cứu không phải ai cũng làm được và điều kiện để học, ở độ tuổi 17 khi mà còn chưa bước chân trải nghiệm chưa biết mình thích gì thì những ngành nghiên cứu bị mang tiếng phù phiếm trong mắt phụ huynh. Nhưng tất nhiên xét về sâu xa lâu dài trong sự phát triển chung của xã hội thì ngành nghiên cứu nói chung là cốt lõi. Hi vọng bên hướng nghiệp có thể làm tốt hơn để các bạn học sinh siên viên khi ra đời không bị sốc tâm lí về khả năng của bản thân. 
Mình vừa làm nghiên cứu, vừa làm kinh tế đây, mình nhận ra vài điều:
- Nhà nghiên cứu, hay bao quát hơn là dân kĩ thuật, rất hay gặp tình trạng là nghiên cứu ra một sản phẩm siêu tuyệt vời, nhưng thị trường lại ko cần, hoặc ko thật sự cần, hoặc ko đủđiều kiện để sử dụng sản phẩm đó. Dân kĩ thuật hay bị cái đam mê lấn át cái thực tiễn, vì cốt lõi là phải tạo ra sản phẩm phù hợp chứ ko phải là một sản phẩm xuất sắc. Một sản phẩm phù hợp sẽ hội đủ 3 yếu tố: ngon-bổ-giá thành hợp lý.
- Hơi buồn nhưng nội lực của quốc gia (chưa) không đủ để đáp ứng cho khoa học - kỹ thuật, vd họ có thể tạo ra sản phẩm đột phát, nhưng nguyên liệu ở VN lại ko có, nhập => giá cao => lại quay về bài toán như trên.
- Rào cản pháp lý nước ta còn rất phức tạp, b tạo ra một sản phẩm tốt, nhưng việc đăng kí lưu hành, rồi đăng ký sử dụng các kiểu lại rất mất thời gian, chờ duyệt hồ sơ để lưu hành thì chắc đói chết mất..
- Sự gian khổ của cty sản xuất: mở cty thương mại thì dễ hơn mở cty sản xuất ít nhất là về mặt giấy tờ. Vận hành cty TM chắc chắn dễ hơn cty SX. Sơ bộ thì Cty TM chỉ cần đảm bảo nguồn hàng và khách hàng là xong, còn cty SX thì phải đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, xử lý phụ phẩm sau quá trình sản xuất, các vấn đề về môi trường, nhân công, đó là chưa kể Kh càng ngày càng khó tính, làm 10 gói hàng phải đều và đẹp như nhau, xê dịch ko quá 10%, thử lô sau mà có chút xíu khác màu so với lô trước là tới công chuyện với KH liền. Đó là chưa kể công nợ, cty TM công nợ thì may ra còn ngáp, chứ Cty SX mà nợ là chết chắc.
- Vấn đề về thăng tiến: làm nghiên cứu rồi lên gì? Trưởng phòng R&D, tiếp theo là lên GĐ sản phẩm. Mà làm Product Manager thì chắc chắn phải học thêm kinh tế, chứ làm ra cái sp mà thị trường ko cần thì sao bán? Lúc đó phải học thêm về research, market, insight,...v...v... Mà phải thật sự giỏi và kiên trì cơ thì mới lên đc, mà mấy ông TP R&D ngồi rất lâu, rất khó thay, vì họ gần như là linh hồn của doanh nghiệp. Còn làm kinh tế thì 1,2 năm là lên Giám sát, trưởng nhóm rồi...
https://cdn.noron.vn/2022/12/26/nganh-hoc-hoc1-1672042733.jpg
Bản thân mình là dân nghiên cứu, ban đầu nghĩ rất đơn giản, tạo ra sp ngon lành, giải quyết đc vấn đề của KH là bán đc hàng, là sống tốt.
Nhưng nờ ô nô, nó còn liên quan đến rất nhiều khâu khác, như chương trình marketing, chăm sóc khách hàng, sale,...v...v...
Tóm lại là làm sx rất cực, phải kiên trì lắm đấy, nên ai cũng chọn kinh tế thì cũng dễ hiểu.
Hồi xưa xét tốt nghiệp chọn trường chọn ngành, bản thân mình sẽ dựa trên 3 tiên chí:
- Nghề nào đang hot
- Học phí chương trình đào tạo dao động tầm bao nhiêu và liệu ba mẹ có thể chia trả nổi 4 năm đại học không?
-Mức lương thu nhập sau khi tốt nghiệp là bao nhiêu?
=> Tóm lại mục tiêu đi làm là vì tiền. Nên các bạn sinh viên sẽ lựa chọn cho mình con đường đẹp nhất để đi. Mong muốn khi tốt nghiệp là mức lương ổn định cho cuộc sống và chăm lo cho gia đình.
https://cdn.noron.vn/2022/12/27/0c1fab3bc0a0883efc842f482db8dd8d-1672124654.jpg