Tại sao sinh viên giờ cứ thích vào "Doanh nghiệp quốc tế" hoặc công ty "lớn" làm việc?
Ngày ra trường, tôi làm cho HSBC (ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải). Lương bổng cũng ok, môi trường làm việc thì tuyệt vời, nhưng sau 8 tháng tôi nghỉ vì thấy không gắn bó dc với công việc lúc đó. Sau đo tôi làm cho Cty xây dựng Hòa Bình, làm ở ban đào tạo, lương rất ok, nhưng rồi cũng nghỉ sau vài tháng vì môi trường ko phù hợp cho dù tôi rất thích công việc.
Từ đó, tôi quyết định ko đi làm thuê nữa, tôi đi làm cho các doanh nghiệp nhỏ, các start up theo dạng cộng tác, có nghĩa là không ăn lương, chỉ ăn hoa hồng theo hiệu quả làm việc.
Sau 3 năm lăn lộn với các doanh nghiệp nhỏ, tôi học dc rất nhiều thứ. Tôi biết các bộ phận trong 1 doanh nghiệp hoạt động như thế nào, liên kết với nhau ra sao. Tôi biết dòng tiền chạy như thế nào. Tôi biết cách xài tiền theo kiểu "con nhà nghèo" là sao. Và tôi biết xót xa mỗi đồng tiền tiêu xài hoang phí. Đó là những thứ một nhân viên " 3 năm kinh nghiệm" tại một cty "lớn" không thể có. Vì sau 3 năm, nếu giỏi thì bạn chỉ mới nhích lên vị trí middle manager, mới bắt đầu dc học cách hoạt động của cả 1 hệ thống.
Trong năm nay, tôi nhận được 2 offer vị trí CMO, lương net 3.5k USD tại 2 cty mà mấy đứa bạn tôi đang làm "team leader" với mức lương gần 1k USD chưa thuế và bảo hiểm. Nhưng tôi từ chối vì còn dở dang nhiều dự án với cộng sự, và quan trọng là tôi thích tự do, ko bị ràng buộc.
Nhiều bạn sinh viên hỏi tôi về cách chọn công ty, cách thăng tiến..., tôi luôn khuyến khích các bạn 3 điều:
1. Mới ra trường, hãy vào công ty nhỏ, start up làm việc, hãy chiến hết mình, hãy làm mọi vị trí, mọi công việc có thể làm trong công ty đó. Hãy làm như bản thân mình là chủ doanh nghiệp. Sau 1 năm, nếu công ty đó vẫn lẹt đẹt, không thể phát triển dù bạn có cố hết sức thì hãy chuyển sang một công ty khác, một start up khác lớn hơn một chút. Tôi đảm bảo sau 3-5 năm làm việc tại start up, bạn sẽ có vô số cơ hội làm quản lý tại những tập đoàn lớn. Những vị trí mà một nhân viên bình thường có thể mất đến 10 năm chưa leo lên được.
2. Hãy học Tiếng Anh thật tốt, việc này không cần giải thích.
3. Hãy tham gia các khóa học chuyên sâu từ những chuyên gia về chuyên môn của bạn. Như tôi làm về Marketing, hàng năm tôi tham gia ít nhất 4 khóa học về marketing. Mỗi khi học về là kiếm cách áp dụng vào doanh nghiệp ngay.
Cái lợi lớn nhất khi làm việc cho startup và cty nhỏ là bạn có thể test ngay những gì bạn mới học. Bạn sẽ học được rất nhiều nhờ những lần thử nghiệm này. Và tất nhiên là "trình" của bạn sẽ lên rất nhanh.
Ok vậy nhé, mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đôi phần với bạn!
Tran Min
Adele Doan
Cảm ơn về bài viết và câu chuyện của bạn. Mình đồng ý với ý 2 và 3 nhưng không đồng tình với lời khuyên ở đầu bài lắm.
Tóm tắt lại thì bạn chia sẻ là bạn làm ở start-up 5 năm sau đó được offer vị trí CMO mức lương $3500. Trong khi đó các bạn khác làm công ty lớn sau 5 năm đang ở vị trí team leader với mức lương $1000, hay người khác phải mất 10 năm chưa chắc đã có được vị trí của bạn hiện tại. Sau đó kết luận sinh viên mới ra trường không nên làm tại công ty nước ngoài hoặc công ty lớn mà nên bắt đầu từ start up.
Việc một người đi nhanh hơn người khác theo mình thấy là do khả năng, sự cố gắng của riêng người đó chứ không liên quan gì tới việc công ty là start up hay công ty lớn, tập đoàn nước ngoài.
Mình chia sẻ thêm công một số câu chuyện khác nhé:
- Ứng viên sau ra trường đã đầu quân vào Unilever sau 4 năm đã lên vị trí Brand Manager, lương $4000, chưa từng làm qua start-up
- Ứng viên trước giờ chỉ làm start-up và các công ty quy mô nhỏ, cũng vị trí marketing, sau 4 năm vẫn ở vị trí executive. Ứng viên đã từng ứng tuyển vị trí marketing tại các tập đoàn lớn nhưng fail vì kinh nghiệm không phù hợp vì làm marketing nhưng không chuyên sâu, công ty nhỏ nên cái gì cũng làm thành ra không giỏi cái gì cả
- Trong mảng headhunting agency, nếu bạn làm tốt với 2 năm kinh nghiệm thu nhập hàng tháng có thể hơn $3500 chỉ ở vị trí consultant. Một bạn làm công ty headhunt mà start up sẽ phải kiêm nhiều việc (paperwork, hợp đồng, marketing) ít có thời gian làm job và khó đạt mức thu nhập trên.
Woo Map
Cảm ơn bài viết và câu chuyện của bạn!
Mình thì thực sự ko rành rẽ cách suy nghĩ của các bạn sv thế hệ bây giờ (Gen Z) nhg sv thế hệ của mình (Millennials), ít nhất là sv ở trường mình đa phần khi chuẩn bị tốt nghiệp đều có ý thức nhắm vào làm ở các startup nhỏ. Có những bạn vô cả những cty chỉ có 4, 5 thành viên làm.
Vụ ưa thích các cty nước ngoài thì có vẻ đúng, nhg mà đa số tụi mình hồi đó đều ko đặt nặng chỉ tiêu vừa ra trường là nhanh chóng làm cho cty nước ngoài. Làm việc cho cty nước ngoài giống 1 mục tiêu dài hạn của tụi mình hơn. Có chăng là tụi mình thường nhắm các cty tư nhân hơn là làm cho nhà nước. :)))
Ngoài ra thì mình đồng ý với bạn về 3 lời khuyên trên. Cá nhân mình tự thấy vẫn còn thiếu sót điều số 3, hiện vẫn đang phấn đấu. :)))