Tại sao sinh viên Bách Khoa làm trái ngành học ?

  1. Phong cách sống

Mình có quen 5 người học sinh viên Bách Khoa thì 5 người đều làm trái ngành sau khi tốt nghiệp hoặc bỏ học giữa chừng. Họ bảo rằng ko còn hứng thú với ngành học hoặc tìm thấy đam mê khác. Ngoài lý do đó thì còn lý do nào không? Ai có trải nghiệm chia sẻ cho mình biết với nhé.

Cảm ơn. 

Từ khóa: 

hướng nghiệp

,

ngành nghề

,

trái ngành

,

phong cách sống

Sinh viên Bách Khoa đa phần đều được mọi người đánh giá là giỏi. Tạm thời không tranh luận vấn đề này mà xem họ là giỏi thật. Mình nghĩ rằng những người giỏi này có một điểm chung đó là họ biết cách làm hài lòng người khác. Việc học giỏi từ bé đến lớn khiến bố mẹ, thầy cô, gia đình, nhà trường rất tự hào về họ. Và họ thấy vui, hãnh diện vì điều đó. Họ mải miết phát triển, lớn lên mạnh mẽ hơn, học giỏi hơn để tiếp tục thỏa mãn mọi người xung quanh chứ không phải bản thân họ. Họ chọn trường top, ngành hot để làm hài lòng một ai đó chứ không phải chính họ.

Thế nhưng ở ngưỡng cửa của sự trưởng thành, khi va chạm với xã hội, họ chợt phát hiện ra có rất nhiều kiểu người, lối sống, nghề nghiệp, thú vui và sở thích khác. Họ có bạn gái, người yêu, có ông sếp khó tính. Đó là lúc họ chợt nhận ra việc làm hài lòng người khác rất mệt mỏi, và nhiều lúc không hẳn là sở thích thực sự của họ. Và đó là lý do họ chuyển nghề.

Nếu có thời gian, mời bạn đọc loạt bài về chọn nghề nghiệp phù hợp nhé!

Trả lời

Sinh viên Bách Khoa đa phần đều được mọi người đánh giá là giỏi. Tạm thời không tranh luận vấn đề này mà xem họ là giỏi thật. Mình nghĩ rằng những người giỏi này có một điểm chung đó là họ biết cách làm hài lòng người khác. Việc học giỏi từ bé đến lớn khiến bố mẹ, thầy cô, gia đình, nhà trường rất tự hào về họ. Và họ thấy vui, hãnh diện vì điều đó. Họ mải miết phát triển, lớn lên mạnh mẽ hơn, học giỏi hơn để tiếp tục thỏa mãn mọi người xung quanh chứ không phải bản thân họ. Họ chọn trường top, ngành hot để làm hài lòng một ai đó chứ không phải chính họ.

Thế nhưng ở ngưỡng cửa của sự trưởng thành, khi va chạm với xã hội, họ chợt phát hiện ra có rất nhiều kiểu người, lối sống, nghề nghiệp, thú vui và sở thích khác. Họ có bạn gái, người yêu, có ông sếp khó tính. Đó là lúc họ chợt nhận ra việc làm hài lòng người khác rất mệt mỏi, và nhiều lúc không hẳn là sở thích thực sự của họ. Và đó là lý do họ chuyển nghề.

Nếu có thời gian, mời bạn đọc loạt bài về chọn nghề nghiệp phù hợp nhé!

Thực ra bạn nên bỏ 2 chữ Bách Khoa ra sẽ hợp lý hơn!!!

Xoay quanh vấn đề làm trái nghề, trái nghành, có rất nhiều ý kiến được đưa ra.

Những kiến thức ở Đại học rất quan trọng, đó chính là chuyên môn chúng ta được đào tạo bài bản phục vụ cho công việc sau này. Bên cạnh đó, nhiều người cũng sẽ gặp khó khăn trong việc quen với văn hóa, phong cách, kĩ năng nghề nghiệp bởi chưa có điều kiện tìm hiểu, học hỏi từ trước. Hơn nữa, các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng nghĩa với việc bạn phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Đâu phải ai muốn làm trái ngành cũng được. Vậy mới nói, làm trái nghề, trái ngành đâu có “sướng” và đâu có dễ nếu thực sự đó là 1 công việc tốt!

Có rất nhiều bạn trẻ hiện nay cho rằng họ cảm thấy không vấn đề khi đi làm trái ngành, miễn là có lương. Trong thời buổi kinh tế khó khăn và trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì kiếm được một công việc đúng chuyên ngành không dễ dàng gì. Chính vì vậy, thử sức mình ở các lĩnh vực khác ngoài chuyên môn là điều khó tránh khỏi và đôi khi cũng là một sự lựa chọn có lợi đối với người tìm việc. Bên cạnh việc có lương nuôi sống bản thân, không mang tiếng “ăn bám bố mẹ”, làm một công việc không đúng chuyên môn cũng có thể giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm, kĩ năng và thử thách bản thân nhiều hơn. Kiến thức về chuyên ngành mà chúng ta học được trên giảng đường Đại học rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Dù là ngành nghề nào thì cũng cần đến những kĩ năng như quản lí thời gian, kĩ năng thuyết trình, xử lí công việc mà chúng ta phải va vấp mới có thể phát huy được. Chính vì vậy dù bạn đi làm trái ngành vì cảm thấy ngành học không phù hợp hay trong lúc chờ để tìm được công việc trong mơ thì nó cũng có những lợi ích nhất định cho tương lai sau này của bạn.

Thực ra đâu chỉ có mình sinh viên Bách Khoa đâu đúng không?

Hay là sv Bách Khoa làm trái ngành mới đáng nói nhỉ?

Thực ra mình chỉ nghĩ là ngta giỏi nên muốn làm gì thì làm thôi =))))