Tại sao sinh vật đơn bào nói chung (Protozoa nói riêng) thường chỉ có kích thước cơ thể nhỏ?
kiến thức chung
Nguyên nhân sinh vật đơn bào thường chỉ có kích thước cơ thể nhỏ và rất hiếm gặp loài có kích thước cơ thể lớn là do một số đặc điểm sau:
- Sinh vật đơn bào cấu tạo chỉ từ một tế bào, kích thước của một tế bào rất nhỏ.
- Sinh vật đơn bào lấy thức ăn, oxy từ môi trường bên ngoài vào cơ thể sau đó lại thải các chất cặn bã từ cơ thể ra ngoài môi trường. Các vật liệu này đều phải di chuyển xuyên qua bề mặt của tế bào. Khi tế bào gia tăng kích thước, thể tích tăng gấp nhiều lần so với sự gia tăng của diện tích (thể tích tăng theo lũy thừa bậc ba, diện tích tăng theo lũy thừa bậc hai). Do đó, khi tế bào lớn lên về mặt kích thước thì sự trao đổi qua bề mặt tế bào càng khó khăn hơn. Sinh vật có diện tích tiếp xúc lớn hơn thể tích (tỷ lệ S/V lớn) sẽ dễ dàng thích nghi trong môi trường sống có nồng độ thức ăn thấp.
- Sinh vật đơn bào cần sinh sản nhanh về số lượng nên kích thước nhỏ cũng giúp ích một phần trong việc sinh sản này.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Tuyết Hồng Dạ