Tại sao rượu Nhật lại không quá 22 độ?
kiến thức chung
Nếu bạn có cơ hội thưởng thức rượu Nhật, các bạn sẽ nhận ra so với rượu nếp cái hoa vàng của Việt Nam thì độ rượu chẳng thấm vào đâu.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về rượu tại Nhật một chút nhé. Tại Nhật có 3 loại rượu chính.
Loại thứ nhất là rượu lên men . Loại rượu này được sản xuất bằng cách sử dụng men rượu. Men rượu sẽ tiêu hoá thành phần đường của gạo nguyên liệu để chuyển thành cồn. Khi lượng cồn trên 20 độ, các con men này sẽ bị chết. Bởi vậy, khi sản xuất rượu Nhật rất khó để sản xuất được loại trên 20 độ. Rượu Nhật (日本酒) , bia, vang được xếp vào loại này.
Loại thứ hai được gọi là rượu chưng cất. Rượu sau khi được lên men, sẽ được chưng cất ở một nhiệt độ nhất định, rượu sẽ bay lên và sẽ được lọc ra bên ngoài. Shouchu (焼酎) (chưng cất từ rượu Nhật), Brandy (chưng cất từ vang) , Wisky (chưng cất từ bia) thuộc loại này.
Loại thứ ba là Funmatsusyu (粉末酒 ) hay còn gọi là rượu bột. Loại rượu này được sản xuất bằng cách loại bỏ nước từ rượu, giữ lại ancohol và thành phần tạo hương. Khi cần uống, bạn chỉ cần hoà tan bột này với nước hoặc dung môi khác. Vokka, Umesyu (梅酒) cũng được sản xuất theo cách này. Độ rượu của loại này có thể từ rất thấp cho tới rất cao (trên 90 độ) tuỳ lượng nước pha với bột rượu.
Pháp luật thuế tại Nhật quy định rượu Nhật lên men thương phẩm có độ cồn không quá 22. Rượu Nhật gốc vào khoảng 20 độ, trước khi đưa ra thị trường rượu sẽ được pha loãng xuống chừng 15 độ. Tuy vậy, tại thành phố Nigata có môt loại rượu lên tới 46 độ có tên gọi là Etsugo Samurai (越後武士) . Cách làm ra loại rượu này đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Rượu Nhật sau khi lên men họ không xử lý thêm (chưng cất hay loại nước để biến thành rượu loại 2 loại 3), tôi đoán là tốt cho sức khoẻ lắm, nhưng nếu có đi nhậu thì các bạn cũng hãy uống có chừng mực thôi nhé.
Nội dung liên quan
Phương Thanh