Tại sao Proof-of-Work (PoW) không phù hợp với tiền mã hóa?
Qua tìm hiểu, mình có đọc được những vụ tấn công vào các đồng tiền điện tử nhỏ khi dùng proof-of-work (PoW) như:
- Đồng Verge (XVG) và Electroneum (ETN) đều bị tấn công quá bán hồi tháng 4 vừa qua, gây ra thất thoát hơn 1 triệu đô la.
- Monacoin báo cáo rằng họ tiếp tục bị tấn công quá bán, và đã dẫn đến vụ trộm trị giá hơn 100.000 đô la cho đến nay.
- Bitcoin Gold (BTG), một hard fork của Bitcoin, cũng bị tấn công double-spend trong tuần trước. Sự kiểm soát của những hacker đối với blockchain cho phép chúng thu về lượng tiền trị giá hơn 35 triệu đô la BTG.
Vậy cuộc tấn công quá bán là gì?
"Các cuộc tấn công quá bán xảy ra khi một cá nhân giành quyền kiểm soát hơn 51% hash-rate (tỉ lệ băm) trên mạng. Cá nhân này giờ đây có thể ngăn chặn các giao dịch hợp lệ cũng như đảo ngược các giao dịch đã xảy ra trên blockchain. Một đồng coin duy nhất thậm chí còn có thể được chi tiêu hai lần từ cùng một nguồn gốc thông qua cách kiểm soát này, vốn được gọi là lặp chi (double-spend)."
Trên thực tế là tất cả các loại tiền mã hóa trên đều sử dụng giao thức đồng thuận PoW của Bitcoin, Vậy tại sao Proof-of-work không phù hợp với những tiền mã hóa quy mô nhỏ?
blockchain
,tiền mã hóa
,bitcoin
,ứng dụng
,tiền điện tử
,công nghệ 4.0
,blockchain
theo như bạn nói thì các đồng tiền tiên tiến như XVG mà cũng bị tấn công theo cách bản chất của nó (chứ không phải là hack sàn) thì công nghệ blockchain không phải mình đồng da sắt về công nghệ như đồn đãi sao??
Thanh Bình
theo như bạn nói thì các đồng tiền tiên tiến như XVG mà cũng bị tấn công theo cách bản chất của nó (chứ không phải là hack sàn) thì công nghệ blockchain không phải mình đồng da sắt về công nghệ như đồn đãi sao??
Người ẩn danh
1. Title bạn viết sai
2. Lý do theo mình là bạn đã tự trả lời được rồi mà. :)