Tại sao phụ nữ dễ mắc trầm cảm sau sinh?

  1. Phong cách sống

Theo thống kê, có đến 15% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh trong 3 tháng đầu, tỉ lệ này tăng cao hơn trong vòng 1 năm đầu sau khi sinh.

Vậy tại phụ nữ sau sinh thường rất dễ mắc trầm cảm ạ?

Từ khóa: 

tram_cam

,

phong cách sống

Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.
Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Trả lời
Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.
Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Sau khi sinh nở, nồng độ hormone progesterone và estrogen sụt giảm một cách đột ngột. Ngoài ra, sự sụt giảm của hormone tuyến giáp trong giai đoạn này cũng góp phần gây ra chứng trầm cảm. Trên thực tế, hormone thay đổi khiến phụ nữ mang thai và sau khi sinh trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, buồn phiền, chán nản,… Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là nguyên nhân trực tiếp gây ra các rối loạn tâm thần ở phụ nữ sau sinh. Thực tế, rối loạn hormone chỉ được xem là yếu tố cộng hưởng dẫn đến trầm cảm và các rối loạn cảm xúc.

Ngoài ra các vấn đề như lo lắng quá mức về việc chăm sóc con cái (thường gặp ở người mang thai khi tuổi còn nhỏ, lần đầu tiên làm mẹ,…), phải tự mình chăm sóc con cái, không nhận được sự hỗ trợ từ bạn đời và người thân, thiếu sự quan tâm, không có người động viên và chia sẻ cũng là lí do khiến người mẹ bị trầm cảm.
Những thiếu hụt dinh dưỡng nhỏ cũng có thể cản trở sự phát triển của em bé. Vì vậy, để bảo vệ em bé tốt hơn, thiên nhiên đã cung cấp một cơ chế an toàn tích hợp, phân bổ càng nhiều nguồn lực cho nhau thai càng tốt, ngay cả khi điều đó có nghĩa là khiến sức khỏe của mẹ gặp một số rủi ro. Cơ chế bảo vệ em bé mạnh mẽ đến mức ngay cả khi chỉ chế độ ăn chỉ toàn đồ McDonald’s, một người phụ nữ vẫn có thể sinh ra một đứa trẻ có mười ngón tay và mười ngón chân. Tiến sĩ John Durnin, thuộc Đại học Glasgow, mô tả cơ chế này theo cách dễ hình dung hơn: “Thai nhi được bảo vệ để chống lại sự suy dinh dưỡng của người mẹ – thực tế nó hoạt động như một loại ký sinh mà không quan tâm đến sức khỏe của vật chủ.” Nếu chế độ ăn uống của mẹ thiếu canxi, canxi sẽ bị rút đi từ xương của người mẹ. Nếu thiếu chất béo xây dựng não – nghe thật kinh khủng – thì chất béo tạo nên não của chính người mẹ sẽ được tìm đến và sử dụng. Mang thai làm cơ thể người phụ nữ cạn kiệt nhiều loại vitamin, khoáng chất và các nguyên liệu thô khác, quá trình cho con bú thậm chí còn đòi hỏi nhiều hơn. Vì vậy, quá trình mang thai và nuôi trẻ làm giảm lượng chất dinh dưỡng dự trữ của người mẹ, bao gồm sắt, folate, canxi, kali, vitamin D, vitamin A và carotenoid, magiê, iốt, omega-3, phốt pho, kẽm, DHA và các axit béo thiết yếu khác, B12 và selen. 
Ví dụ, đối với nhau thai, hệ thần kinh trung ương của mẹ chỉ đơn giản là một kho chứa đầy đủ các loại chất béo cần thiết để xây dựng hệ thần kinh trung ương của em bé. Các nghiên cứu cho thấy não của người mẹ thực sự có thể co lại, chủ yếu ở vùng hồi hải mã và thùy thái dương, nơi kiểm soát trí nhớ và cảm xúc ngắn hạn. Những vùng não này không chịu trách nhiệm cho các chức năng cơ bản, như thở hoặc điều hòa huyết áp, do đó ít gây ảnh hưởng lớn. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kỳ diệu này của nhau thai có nghĩa là ngay cả trong điều kiện người mẹ thiếu dinh dưỡng, đứa trẻ đầu tiên có thể ra đời tương đối nguyên vẹn. Trong khi đó, cơ thể của mẹ có thể bị suy kiệt đến mức, cột sống của người mẹ cong lên, môi mỏng đi và mẹ có thể gặp khó khăn khi ghi nhớ và học hỏi những điều mới, hoặc cảm thấy lo lắng và chán nản, có thể dẫn đến hiện tượng trầm cảm sau sinh.
Nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng phần “ích kỷ” được bảo tồn trong bộ gen của chúng ta. Các gen thành công hoạt động giống như những tên cướp biển tham lam, chỉ huy các kho dự trữ chất dinh dưỡng của mẹ để phục vụ cho quá trình sao chép tối ưu của chính chúng. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn sẽ khiến việc lấp đầy các kho đó gặp khó khăn và ảnh hưởng đến đứa trẻ. Trong điều kiện thiếu thốn như vậy, đứa trẻ có thể vắt kiệt từ mẹ tất cả các chất dinh dưỡng mà gen của nó muốn nó có, điều này sẽ khiến tính mạng người mẹ gặp rủi ro đáng kể. Tuy nhiên, tự nhiên vẫn duy trì sự cân bằng, nếu sự thiếu hụt dinh dưỡng xảy ra, người mẹ sẽ không bị kiệt quệ đến chết. 
Tư liệu được lấy trong cuốn sách "Deep Nutrition - Dinh dưỡng chuyên sâu" của tiến sĩ Catherine Shanahan