Tại sao phim truyền hình Ấn Độ ngập tràn màn ảnh Việt vài năm gần đây?
Kể từ sau khi Today TV thành công với bộ phim 1000 tập Cô dâu 8 tuổi, dường như làn sóng phim truyền hình Ấn Độ ngập tràn và tấn công màn ảnh nhỏ Việt Nam. Mình để ý thì trong khung giờ từ 7h-10h tối của các đài truyền hình thì xuất hiện ít nhất 2-3 bộ phim Ấn Độ đang chiếu. Mình có cảm nhận làn sóng này chậm rãi nhưng đang xâm chiếm màn ảnh nhỏ chẳng kém gì phim Hàn Quốc, Đai Loan, Trung Quốc hồi xưa cả. Nếu bạn quan sát mẹ bạn, dì bạn, ông bà bạn sau giờ ăn cơm ngồi xem những bộ phim đó bạn sẽ thấy những insight rất lạ.
Ví dụ như: phim vẫn 1 style slow motion, kịch bản ko quá xuất sắc nhưng dài dòng và khai thác những câu chuyện với môtip quen thường, ko có gì khác biệt. Bà, mẹ mình vẫn xem mỗi ngày; vẫn kêu ca về chuyện nó dài dòng, mãi ko hết nhưng ngày nào cũng xem. Và hết bộ này lại tới bộ khác?
Câu hỏi của mình, tại sau phim Ấn Độ lại được chấp nhận rộng rãi & các đài truyền hình lại phát sóng càng ngày càng nhiều những phim này. Có mấy giả thiết như sau:
- Bản quyền phim rẻ hơn các phim Hàn Quốc hay TQ...
- Nhịp phim chậm chạp, nhưng lại rất phù hợp với nhóm người lớn tuổi (>45T)
- Nhóm xem TV bây giờ cũng là nhóm tương đối thụ động nên tiếp nhận , quen và chấp nhận
- Cuộc sống quá hối hả, internet cũng nhiều thông tin quá, xem mấy phim nhịp chậm thế cũng là một cách giúp mình chậm lại, tận hưởng và hít thở tốt hơn ?
Mời các bạn bàn luận thêm ?
phim ảnh
Nói về lý do mà phim Ấn Độ ngày càng phổ biến trên các kênh truyền hình TV ở Việt Nam hiện nay, thì như 4 gạch đầu dòng phía trên mà câu hỏi nêu ra và như các anh/chị & các bạn bên dưới phân tích. Ngoài ra em cũng có vài ý kiến bổ sung làm rõ như sau:
- Phim Ấn Độ có 2 dạng: 1 dạng siêu chậm, từ cách đặt vấn đề đến cách giải quyết vấn đề đều rất chậm chạp, chậm đến mức vô lý - dạng này thường được dùng cho các phim về gia đình, đời sống, xã hội (đây là loại được nêu trong câu hỏi). Dạng 2 là dạng phim siêu nhanh, đặt & giải quyết vấn đề đều rất nhanh, và cũng nhanh đến mức vô lý luôn - dạng này thường được dùng cho thể loại phim hành động (Đây là dạng ngày càng phổ biến).
- Nói về dòng phim chậm của Ấn Độ thì em có thêm mấy ý kiến về kỹ thuật quay và dựng phim:
- Phim chậm Ấn Độ cực kỳ chăm chút về Sound Track, nhạc phim thường từ hay đến rất hay. Sound track trong các cảnh Slow-Motion là Epic Music dòng nhanh, với tiếng trống dồn dập, làm cho người xem có cảm giác chậm nhưng không chán (kích thích nhịp tim và sự tập trung). Để kiểm chứng, mọi người chỉ cần thử xem phim chậm Ấn Độ mà không nghe tiếng (hay bật tiếng nhỏ), bật Vietsub đi, cảm giác chắc chắn sẽ khác ngay.
- Kết hợp kỹ thuật sử dụng Dolly-Zoom & Slow-Motion, 2 kỹ thuật này là hoàn hảo cho các cảnh quay cận, tập trung cho biểu cảm của diễn viên (diễn viên Ấn Độ đặc biệt xuất sắc ở phần biểu cảm khuôn mặt). Việc thay đổi tiêu cự Lens kết hợp với di chuyển Dolly để bắt các cảnh cận sẽ tạo hiệu ứng tăng chiều sâu và rộng của không gian phía sau nhân vật chính, giúp khán giả "nuốt" trọn được cả khung hình và biểu cảm của diễn viên mà không hề cảm thấy nhàm chán bởi tần suất dày đặc các cảnh Slow-Motion liên tiếp.
- Bonus: năm ngoái, trong một chương trình kỷ niệm 9 năm thành lập IMC - Today TV, em nhớ ở phần giới thiệu đại biểu, là trong BLĐ Today TV có một ông nào đó người Ấn Độ.
(Thực ra là phim Ấn Độ không chỉ thu hút người trung niên / già đâu, đôi khi ngay cả em xem cũng rất dễ bị cuốn vào nó :D )
Nguyễn Mai Hoàng
Nói về lý do mà phim Ấn Độ ngày càng phổ biến trên các kênh truyền hình TV ở Việt Nam hiện nay, thì như 4 gạch đầu dòng phía trên mà câu hỏi nêu ra và như các anh/chị & các bạn bên dưới phân tích. Ngoài ra em cũng có vài ý kiến bổ sung làm rõ như sau:
(Thực ra là phim Ấn Độ không chỉ thu hút người trung niên / già đâu, đôi khi ngay cả em xem cũng rất dễ bị cuốn vào nó :D )
Ghost Wolf
Theo mình lý do chủ yếu là do hiện tại đối tượng chủ yếu xem TV trong khung giờ đấy là các mẹ bỉm sữa, và các mẹ bỉm sữa thì cứ có drama, sướt mướt, thấy đồng cảm với nhân vật là xem thôi, và đã xem thì kể cả nó có dài lê thê thì vẫn cứ cố xem cho bằng hết - từ ngày xưa film Đài Loan mấy trăm tập đã thế rồi. Ngoài ra thì còn hiệu ứng đám đông nữa, một người xem rồi đi buôn dưa lê tuyên truyền bàn luận, kể cả khen hay chê thì các mẹ cũng về xem thử, rồi xem tiếp, xem tiếp đến hết thì thôi.
Bên cạnh đó, các thể loại film khác kiểu drama Hàn Xẻng, tiên, kiếm Tung Của, hành động Mỹ... target đến các đối tượng trẻ hơn thì chiếu trên TV ko hợp lắm. Các bạn trẻ bây h sống ko chờ đợi, thay vì ngồi đợi đến ngày mai để xem tập tiếp theo thì các bạn sẽ lên hỏi gu gồ sama kiếm nguyên bộ về xem. Chưa kể tới việc film lên sóng ở Tàu hay Hàn thì 1 ngày sau là có bản sub ở trên các web xem film online, đợi đài truyền hình mua được bản quyền về thì ai muốn xem họ cũng xem hết cả bộ rồi. Mà nhóm làm sub từ TA, Hàn, Nhật, Trung, Thái thì nhiều, nhưng sub từ tiếng Ấn sang TV thì ko có mấy.
Tam Chai
Mình từng nghe có người nói: "Truyền hình TV sắp ... hết thời"?
Cũng không thể đoán được việc đó rồi có xảy ra hay không. Nhưng với sự phát triển rầm rộ của internet như bây giờ, một thực tế ai cũng thấy được là các kênh truyền hình khó lòng mà giữ chân được người trẻ (một đối tượng chiếm khá đông trong tỷ lệ dân VN).
Thế nên, xét với kênh truyền hình, đối tượng xem hiện nay hầu như chỉ còn lại người già, người trung tuổi (đặc biệt là các bà mẹ nội trợ) sinh sống tại khu vực nông thôn. Do vậy, các kênh truyền hình sẽ đi từ insight của nhóm khách hàng đối tượng này để lựa chọn nội dung + khung giờ phát sóng phù hợp.
Ở nông thôn bây giờ thì TV là loại hình chủ yếu. Như bố mẹ mình hầu như tối nào cũng ngồi xem TV từ chương trình thời sự 7h đến phim bộ 8h 9h. Mình có coi ké mấy tập, xem riết cũng thấy hay hay =))
Tống Hồ Trà Linh
Phim Ấn Độ được ưa chuộng trong thời đại bây giờ cũng là có lí do, thuần là về nhu cầu người xem thôi chứ mình không có thông tin về chi phí mua bản quyền phim này kia nha.
Như bạn nói, phim Ấn Độ chỉ phù hợp với các bà các mẹ, tầm >45. Vì tầm tuổi trẻ U30 hơn giờ chẳng còn mấy ai xem tivi nữa. Nhóm này bây giờ chắc chắn chuộng xem phim qua Internet hơn vì đa dạng và nhanh chóng. Còn U40 thì bận bịu xây dựng sự nghiệp, chăm lo gia đình, cũng ít thời gian để theo dõi truyền hình. Nên mình nghĩ phim Ấn Độ là lựa chọn thông minh của các nhà đài. Họ sẽ không cạnh tranh được với các hình thức xem phim khác nếu nhập các dòng phim dành cho giới trẻ như phim Hàn hay ngôn tình Trung Quốc.