Tại sao phim cổ trang Việt Nam không phát triển bằng các nước Trung, Hàn?

  1. Phim ảnh

Lịch sử Việt Nam vô cùng vĩ đại và có nhiều câu chuyện hay để các nhà làm phim Việt Nam có thể khai thác. Nhưng thực sự thì phim cổ trang không phát triển và cũng ít người dám làm đề tài này. Trong khi đó các nước Trung Quốc, Hàn Quốc quảng bá văn hóa lịch sử qua phim cổ trang rất tốt. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Từ khóa: 

phim cổ trang

,

phim ảnh

Vấn đề đầu tiên là tiền đâu ra mà làm, làm phim cổ trang phải đầu tư rất nhiều thứ từ trang phục, đạo cụ đến bối cảnh các thứ, làm xấu thì cả đám bu vào chê bai, chửi bới. Làm xịn thì tiền tấn, doanh thu bán vé ko đủ bù, lỗ sml.
Thứ hai là kịch bản và diễn xuất, trình đạo diễn, diễn viên chả ra gì, diễn hài nhảm thì được chứ diễn vai gì khó thì măt đơ như cây cơ, đọc thoại như đọc bản 9 chương vậy.
Thứ ba là dòng phim này ko phù hợp thị hiếu của khán giả VN cho lắm.
Trả lời
Vấn đề đầu tiên là tiền đâu ra mà làm, làm phim cổ trang phải đầu tư rất nhiều thứ từ trang phục, đạo cụ đến bối cảnh các thứ, làm xấu thì cả đám bu vào chê bai, chửi bới. Làm xịn thì tiền tấn, doanh thu bán vé ko đủ bù, lỗ sml.
Thứ hai là kịch bản và diễn xuất, trình đạo diễn, diễn viên chả ra gì, diễn hài nhảm thì được chứ diễn vai gì khó thì măt đơ như cây cơ, đọc thoại như đọc bản 9 chương vậy.
Thứ ba là dòng phim này ko phù hợp thị hiếu của khán giả VN cho lắm.

Chắc là do diễn viên á, mình thấy các diễn viên nước mình chưa nổi như các nước khác. Nhờ sự nổi tiếng mới có fan, có fan thì sẽ có người xem, sau đó thì từ từ phim nổi, nổi rồi thì người khác thấy tò mò họ cũng vào xem, rồi từ đó mê phim theo thì có fan hùa, mình nghĩ thế.

Mình nghĩ do diễn viên đóng dở, kịch bản không hay, trang phục thì xấu, mà muốn không xấu thì nó lại sai. Nói chung khi xem phim mình chỉ thấy nó giả giả, không có cảm giác đầu nhập vào đó. Khi xem phim trung(minh không xem phim hàn mấy) thì có cảm giác như xuyên việt về thời đó rồi như một vị khách xem họ sống vậy. Nói thật mình không đánh giá cao điện ảnh VN, nhất là phim chiếu rạp.

Trung có một nền văn học đồ sộ rất lớn, được đặt nền móng từ rất sớm, chỉ nhìn về văn chương và tiểu thuyết của Trung là mọi người hiểu, chưa hết còn được hun đúc từ văn chương cổ nhân từ sớm, thế nên không cần suy nghĩ cũng có kịch bản và tài liệu để dựa vào rồi. Người đông đồng nghĩa với việc nhân tài rất nhiều, thế nên có 1 2 người xuất sắc cũng không có gì lạ.

Hàn thì mình không xem nên không rõ lắm, nhưng mình thấy chính phủ bên Hàn khá là quan tâm đến mảng giải trí, phát triển mạnh mảng giải trí rồi lợi dụng cơ hội đó để quảng bá về đất nước, có chính phủ hậu thuẫn thì việc phát triển như là một lẽ tất yếu vậy.

Là do kịch bản đó. Các phim cổ trang hầu hết được chuyển thể từ truyện Kiếm hiệp, Tiên hiệp.

Việt Nam mình không có tác giả cho các dòng này. Nếu đóng theo phim của Trung Quốc thì lại vi phạm bản quyền. Dòng cổ trang này mà không có truyện hỗ trợ sẽ rất khó mà hay được vì có một số điểm mà ngôn ngữ hình ảnh thường bất lực.

Người Việt yêu nước nhưng độ "thẩm du tự sướng" vẫn kém xa Trung, Hàn. Vậy nên dòng cố trang không quá phù hợp để phát triển. Việt Nam hợp nhất là hài nhảm.

Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đưa ra nhận định về "10 đặc điểm" của người Việt Nam như sau:
1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng. 

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. 

3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm). 

4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận. 

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).

6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền. 

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời). 

8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện. 

9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục. 

10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)
Mình nghĩ nếu tự sự có vốn, đầu tư kĩ vào phim lịch sử VN thì k thua kém gì Tam Quốc Chí đâu, trận Bạch Đằng bằng hoặc dữ dội hơn trận Xích Bích, danh tướng VN k thiếu, Diệt Mông Nguyên, Loạn 12 sứ quân, mình k biết có mấy bộ làm về những sự kiện này chưa nhưng nếu để khai thác về lịch sử VN thì có thể xem là nguồn tài nguyên dồi dào, diễn viên xịn cũng có đầy, phong cảnh. Với cả mình nghĩ 1 phần do bị cái thuần phong mỹ tục làm phim nó bị "thu hẹp" đi nên cơ hội cạnh tranh với mấy phim nước ngoài bị giảm