Tại sao phát hiện được Hoàng thành Thăng Long và phát hiện này có ý nghĩa gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

hoàng thành thăng long

,

kiến thức chung

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Lịch sử Việt Nam - thì theo Luật di sản văn hoá, trước khi thực hiện dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình, trên khu vực nằm giữa các đường phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn, Chính phủ cho phép Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật trên diện rộng. Từ tháng 12/2002 đến nay, đã khai quật trên diện tích hơn 19.000 m2. Đây là quy mô khai quật khảo cổ học lớn nhất ở Việt Nam và cũng vào loại lớn nhất ở Đông Nam Á. Từ đó đã phát lộ một phức hệ di tích - di vật rất phong phú, đa dạng từ thành Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thành Thăng Long (thế kỷ XI - XVIII) và thành Hà Nội (thế kỷ XIX). Trên cơ sở phát hiện khảo cổ học này, các nhà khảo cổ học còn phải dành nhiều thời gian để chính lý hiện vật và hoàn chỉnh hồ sơ khoa học và các di tích, di vặt. Khu vực khai quật hiện nay nằm về phía tây của điện Kinh Thiên trong Hoàng Thành thời Lê sơ. Rõ ràng đây là di tích của một phần phía tây Hoàng Thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng thổ kỳ XI - XVIII, ngược lê+C14n thành Đại La thế kỷ VII - IX và kéo dài đến thành Hà Nội thế kỷ XIX. Khu di tích bộc lộ một bề dày lịch sử từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX gồm thời tiền Thăng Long, thời Thăng Long và Hà Nội. Các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử một cách khá liên tục. Thật hiếm có một khu di tich lịch sử- văn hoá trải dài qua nhiều thời kỳ lịch sử như vậy giữa vùng đất trung tâm của thủ đô và cũng thật hiếm có thủ đô một nước có lịch sử lâu đời lại phát hiện một quần thể di tích chảy dài suốt bề dày lịch sử như vậy. Các di tích kiến trúc và một khối lượng rất lớn di vật cho thấy một phân quy mô và diện mạo của Hoàng Thành cùng đời sống cung đình của vua quan, quý tộc qua các thời kỳ lịch sử. Tầng tầng lớp lớp di tích - di vật hiện lên như một bộ sứ nghìn năm văn hiến của Thăng Long- Há Nội phản chiếu trình độ và bản sắc dân tộc của một trung tâm văn hóa lớn nhất và lâu đời nhất của đất nước. Về phương diện lịch sử, phát hiện khảo cổ học này cung cấp nhiều cứ liệu khoa học để xác định vị trị trung tâm của thành Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh, để hiểu thêm mối quan hộ giữa thành Đại La với thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội thời Nguyên. Thành Đại La qua nhiều lần xây dựng, từ Tử Thành do Khâu Hoà xây năm 618 chỉ 900 bộ (khoảng 1,65 km), La Thành do Trương Bá Nghi xây năm 767 rồi Triệu Xương đắp thêm năm 791, thành Đại La do Trương Chu xây năm 808 Ma La Thành bèn ngoài dài 2000 bộ (khoáng 3,70 km) rồi Lý Nguyên Gia dời thành và Cao Biền mở rộng thêm thành 1982 Trượng (khoảng 6,5 km), ngoài cỏ dê dài 2125 trượng (khoảng 7 km). Đó là toà thành có qui mô lớn nhất trong thời Bắc thuộc. Tại khu vực khai quật, đã tìm thấy dấu tích thành Đại La trên cả bốn khu A, B, c, D, chứng tỏ vùng này nằm trong thành Đại La. Bên trên dấu tích Đại la là di tích kiến trúc và các di vật thời Lý. Điều đó chứng tỏ vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La đúng như Chiếu dời đô, đổi tên là thành Thăng Long và buổi đầu đã sử dụng tòa thành này cùng một số kiến trúc có sẵn rồi sửa sang, xây dựng thêm những cung điện mới. Phạm vi của Hoàng Thành từ thời Lý, Trần sang Lê sơ thay đổi như thế nào còn phải nghiên cứu thêm, nhưng qua phát hiện khảo cố học ở Ba Đình thi rõ ràng khu vực này là một bộ phận phía tây của Hoàng Thành xưa và không thay đổi. Hơn nữa, theo bản đồ thành Đông Kinh thời Hồng Đức thi khu vực khai quật này nằm trong phạm vi cấm thành của Hoàng Thành. Kết qủa khai quật khảo cổ học kết hợp với tư liệu thư tịch và bàn đồ cổ cho phép hình dung khu trung tâm của Hoàng Thành rõ nét hơn. Phát hiện này còn cung cấp thông tin cho biết trong lòng đất Hoàng thành Thăng Long xưa còn bào tồn nhiều di tích di vật quý. Từ đây có thể đưa ra khả năng mở rộng diện điều tra và khai quật, xây dựng quy hoạch bảo tồn một khu vực di tích lịch sử văn hoá của kinh thành Thăng Long, Thành Hà Nội cổ và mở rộng đến các di tích cách mạng và kháng chiến thời đại Hồ Chí Minh. Đây là một di sản văn hóa vô giá của dân tộc nằm giữa thủ đô Hà Nội và nếu nghiên cứu, bảo tồn tốt, có thể được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Một di sản văn hoá như vậy sẽ tăng thêm vị thế của thủđô Hà Nội, phát huy tác dụng sâu sắc trong giáo dục truyền thống dân tộc cũng như trong các hoạt động giao lưu văn hoá vá du lịch. Chỉ một bộ phận di sản đã được phát hiện ở Ba Đình hiện nay đã làm xúc động biết bao những người có dịp đến tham quan, chiêm ngưỡng và cả những người chỉ mới được nghe tin và xem ảnh qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay Viện Khảo cổ học đang tiếp tục công việc khai quật khảo cổ học và với diện tích khai quật được mở rộng, chắc chắn nhiều di tích và di vật mới sẽ được phát lộ và nhận thức về giá trị khu di tích sẽ được nâng cao hơn. Tuy nhiên công việc khai quật cũng như bảo quản trước mắt và bảo tồn lâu dài đang đặt ra không ít nhiệm vụ nặng nề mà dư luận hết sức quan tâm. Công việc bảo quản những di vật thu thập cần được thực hiện với những kho hiện vật có đủ tiện nghi bảo vệ theo từng loại chất liệu và sắp xếp khoa học. UBND Hà Nội đã chọn địa điểm để xây dựng một kho bảo quản hiện vật như vậy. Mặc dầu công việc khai thác và bảo quản các hiện vật phát hiện được còn gặp không ít khó khăn nhưng không vì thế mà chúng ta không gánh vác trách nhiệm gìn giữ một di sản văn hoá vô giá mà bao nhiêu thế hệ tổ tiên đã sáng tạo nên và lòng đất đã gìn giữ cho đến hôm nay. Thế hệ chúng ta phải tiếp tục bảo tồn, phát huy rồi chuyển giao lại cho các thế hệ mai sau.
Trả lời
Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Lịch sử Việt Nam - thì theo Luật di sản văn hoá, trước khi thực hiện dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình, trên khu vực nằm giữa các đường phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn, Chính phủ cho phép Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật trên diện rộng. Từ tháng 12/2002 đến nay, đã khai quật trên diện tích hơn 19.000 m2. Đây là quy mô khai quật khảo cổ học lớn nhất ở Việt Nam và cũng vào loại lớn nhất ở Đông Nam Á. Từ đó đã phát lộ một phức hệ di tích - di vật rất phong phú, đa dạng từ thành Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thành Thăng Long (thế kỷ XI - XVIII) và thành Hà Nội (thế kỷ XIX). Trên cơ sở phát hiện khảo cổ học này, các nhà khảo cổ học còn phải dành nhiều thời gian để chính lý hiện vật và hoàn chỉnh hồ sơ khoa học và các di tích, di vặt. Khu vực khai quật hiện nay nằm về phía tây của điện Kinh Thiên trong Hoàng Thành thời Lê sơ. Rõ ràng đây là di tích của một phần phía tây Hoàng Thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng thổ kỳ XI - XVIII, ngược lê+C14n thành Đại La thế kỷ VII - IX và kéo dài đến thành Hà Nội thế kỷ XIX. Khu di tích bộc lộ một bề dày lịch sử từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX gồm thời tiền Thăng Long, thời Thăng Long và Hà Nội. Các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử một cách khá liên tục. Thật hiếm có một khu di tich lịch sử- văn hoá trải dài qua nhiều thời kỳ lịch sử như vậy giữa vùng đất trung tâm của thủ đô và cũng thật hiếm có thủ đô một nước có lịch sử lâu đời lại phát hiện một quần thể di tích chảy dài suốt bề dày lịch sử như vậy. Các di tích kiến trúc và một khối lượng rất lớn di vật cho thấy một phân quy mô và diện mạo của Hoàng Thành cùng đời sống cung đình của vua quan, quý tộc qua các thời kỳ lịch sử. Tầng tầng lớp lớp di tích - di vật hiện lên như một bộ sứ nghìn năm văn hiến của Thăng Long- Há Nội phản chiếu trình độ và bản sắc dân tộc của một trung tâm văn hóa lớn nhất và lâu đời nhất của đất nước. Về phương diện lịch sử, phát hiện khảo cổ học này cung cấp nhiều cứ liệu khoa học để xác định vị trị trung tâm của thành Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh, để hiểu thêm mối quan hộ giữa thành Đại La với thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội thời Nguyên. Thành Đại La qua nhiều lần xây dựng, từ Tử Thành do Khâu Hoà xây năm 618 chỉ 900 bộ (khoảng 1,65 km), La Thành do Trương Bá Nghi xây năm 767 rồi Triệu Xương đắp thêm năm 791, thành Đại La do Trương Chu xây năm 808 Ma La Thành bèn ngoài dài 2000 bộ (khoáng 3,70 km) rồi Lý Nguyên Gia dời thành và Cao Biền mở rộng thêm thành 1982 Trượng (khoảng 6,5 km), ngoài cỏ dê dài 2125 trượng (khoảng 7 km). Đó là toà thành có qui mô lớn nhất trong thời Bắc thuộc. Tại khu vực khai quật, đã tìm thấy dấu tích thành Đại La trên cả bốn khu A, B, c, D, chứng tỏ vùng này nằm trong thành Đại La. Bên trên dấu tích Đại la là di tích kiến trúc và các di vật thời Lý. Điều đó chứng tỏ vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La đúng như Chiếu dời đô, đổi tên là thành Thăng Long và buổi đầu đã sử dụng tòa thành này cùng một số kiến trúc có sẵn rồi sửa sang, xây dựng thêm những cung điện mới. Phạm vi của Hoàng Thành từ thời Lý, Trần sang Lê sơ thay đổi như thế nào còn phải nghiên cứu thêm, nhưng qua phát hiện khảo cố học ở Ba Đình thi rõ ràng khu vực này là một bộ phận phía tây của Hoàng Thành xưa và không thay đổi. Hơn nữa, theo bản đồ thành Đông Kinh thời Hồng Đức thi khu vực khai quật này nằm trong phạm vi cấm thành của Hoàng Thành. Kết qủa khai quật khảo cổ học kết hợp với tư liệu thư tịch và bàn đồ cổ cho phép hình dung khu trung tâm của Hoàng Thành rõ nét hơn. Phát hiện này còn cung cấp thông tin cho biết trong lòng đất Hoàng thành Thăng Long xưa còn bào tồn nhiều di tích di vật quý. Từ đây có thể đưa ra khả năng mở rộng diện điều tra và khai quật, xây dựng quy hoạch bảo tồn một khu vực di tích lịch sử văn hoá của kinh thành Thăng Long, Thành Hà Nội cổ và mở rộng đến các di tích cách mạng và kháng chiến thời đại Hồ Chí Minh. Đây là một di sản văn hóa vô giá của dân tộc nằm giữa thủ đô Hà Nội và nếu nghiên cứu, bảo tồn tốt, có thể được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Một di sản văn hoá như vậy sẽ tăng thêm vị thế của thủđô Hà Nội, phát huy tác dụng sâu sắc trong giáo dục truyền thống dân tộc cũng như trong các hoạt động giao lưu văn hoá vá du lịch. Chỉ một bộ phận di sản đã được phát hiện ở Ba Đình hiện nay đã làm xúc động biết bao những người có dịp đến tham quan, chiêm ngưỡng và cả những người chỉ mới được nghe tin và xem ảnh qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay Viện Khảo cổ học đang tiếp tục công việc khai quật khảo cổ học và với diện tích khai quật được mở rộng, chắc chắn nhiều di tích và di vật mới sẽ được phát lộ và nhận thức về giá trị khu di tích sẽ được nâng cao hơn. Tuy nhiên công việc khai quật cũng như bảo quản trước mắt và bảo tồn lâu dài đang đặt ra không ít nhiệm vụ nặng nề mà dư luận hết sức quan tâm. Công việc bảo quản những di vật thu thập cần được thực hiện với những kho hiện vật có đủ tiện nghi bảo vệ theo từng loại chất liệu và sắp xếp khoa học. UBND Hà Nội đã chọn địa điểm để xây dựng một kho bảo quản hiện vật như vậy. Mặc dầu công việc khai thác và bảo quản các hiện vật phát hiện được còn gặp không ít khó khăn nhưng không vì thế mà chúng ta không gánh vác trách nhiệm gìn giữ một di sản văn hoá vô giá mà bao nhiêu thế hệ tổ tiên đã sáng tạo nên và lòng đất đã gìn giữ cho đến hôm nay. Thế hệ chúng ta phải tiếp tục bảo tồn, phát huy rồi chuyển giao lại cho các thế hệ mai sau.