Tại sao phần lớn người Việt lại "mù" về các thể loại âm nhạc thế giới và thị hiếu cực kỳ tồi tàn?

  1. Nghệ thuật

Người Việt chúng ta, ngoại trừ một nhóm nhỏ nhạc công và người đam mê, nhìn chung là "mù chữ" khi nói về âm nhạc, đặc biệt là các thể loại chỉ thuần nhạc cụ.

Tôi luôn cố gắng tìm hiểu vì sao dù mọi phương tiện để phổ cập nghệ thuật đã phát triển như vậy nhưng chúng ta vẫn cứ mãi nghèo nàn, "chết yểu" về âm nhạc như vậy.

Từ khóa: 

nghệ thuật

Là một người làm nhạc, chơi nhạc 20 năm. Tôi rất khó chịu với câu hỏi này.

Âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung vốn không dành cho số đông. Bạn thử tìm hiểu xem có bao nhiêu quốc gia yêu cầu âm nhạc là môn học bắt buộc?

Còn nhiều môn nghệ thuật khác như: ca hát, hội hoạ, văn, thơ, điêu khắc... nếu môn nào cũng cho rằng mình quan trọng, cần phải được đào tạo đại chúng thì trẻ em sao đủ thời gian học?

Là người nghệ sĩ thực thụ bạn phải hiểu và tránh xa trốn thị phi không cần thiết. Bạn yêu nhạc thì hay cứ chơi nhạc, và đừng bắt cả thế giới này cũng yêu âm nhạc giống như bạn.

Trả lời

Là một người làm nhạc, chơi nhạc 20 năm. Tôi rất khó chịu với câu hỏi này.

Âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung vốn không dành cho số đông. Bạn thử tìm hiểu xem có bao nhiêu quốc gia yêu cầu âm nhạc là môn học bắt buộc?

Còn nhiều môn nghệ thuật khác như: ca hát, hội hoạ, văn, thơ, điêu khắc... nếu môn nào cũng cho rằng mình quan trọng, cần phải được đào tạo đại chúng thì trẻ em sao đủ thời gian học?

Là người nghệ sĩ thực thụ bạn phải hiểu và tránh xa trốn thị phi không cần thiết. Bạn yêu nhạc thì hay cứ chơi nhạc, và đừng bắt cả thế giới này cũng yêu âm nhạc giống như bạn.

  1. "Âm nhạc thế giới" của bạn ở đây là gì? Bạn kiếm bất kỳ nước nào trên thế giới, rồi thử xem bao nhiêu % nghe thuần instrumental/orchestral. Hay mainstream vẫn toàn các thể loại pop, rock, jazz... Rồi bao nhiêu % trong số nghe instrumental có kiến thức về âm nhạc, bao nhiêu % thẩm được nội dung của bản nhạc hay đa phần là thấy giai điệu hợp tai, thấy hay thì nghe. Nếu chiếu theo cách đánh giá của bạn, thì nước nào cũng vậy cả thôi, toàn "mù chữ" hết chứ chẳng riêng gì VN. Instrumental/orchestral chưa bao giờ là thể loại nhạc đại chúng cả. Thêm vào đó, ở VN, giá vé vào nhà hát lớn nghe giao hưởng ko hề rẻ, giá mua 1 cái đàn piano/violin + 1 khóa học cơ bản để dùng được mấy con nhạc cụ đấy khá là cao so với thu nhập trung bình ở VN, thế nên lại càng ít người nghe các thể loại trên.
  2. Thị hiếu âm nhạc của từng nước, khu vực khác nhau, phụ thuộc vào văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử của quốc gia/khu vực, chứ ko phải chỗ nào cũng phải giống nhau, cái bạn thích và cho là hay chưa chắc đã phù hợp và được yêu thích ở quốc gia/khu vực khác. Lấy ví dụ Nhật Bản chẳng hạn nhé, mainstream jpop khá là khác biệt về cả giai điệu, phong cách ăn mặc, biểu diễn; copy mang đi chỗ khác flop lòi ra, theo đánh giá của bạn thì thị hiếu của đám Nhật tồi tàn hay của đám còn lại tồi tàn vậy? Ngoài ra, ở VN có cả đám thể loại liên quan đến nhạc như tuồng, chèo, cải lương, kèn, sáo, nhị, đàn tranh, nhã nhạc cung đình... trong đấy có cả di sản văn hóa thế giới luôn đấy, ko biết là ko nghe hay ko thẩm được thể loại này có là thị hiếu "tồi tàn" hay ko.
  3. Thị hiếu âm nhạc của khán giả ở VN dễ dãi và có phần nói thẳng là rác rưởi thật, nó thể hiện ở việc đám bài hát ca từ chẳng ra thể thống gì, cũng chẳng có ý nghĩa gì hết, lắp vào cho khớp với nhạc nhưng vẫn có cả đám nghe xong tung hô. Hay những thành phần "ca sĩ" giọng thì yếu, kỹ thuật chẳng đâu vào đâu hát thu âm thì toàn autotune, lên sân khấu thì hát nhép; nổi tiếng bằng scandal, chiêu trò, công nghệ lăng xê vẫn có 1 lượng fan cuồng đông đảo sẵn sàng cắn xé bất kỳ ai đụng vào thần tượng của chúng nó. Nhưng chẳng liên quan gì đến việc ít người nghe instrumental/orchestral cả. 
Bạn nói đúng thực trạng hiện tại. Còn vì sau nó lại như vậy, thì dĩ nhiên là do thất bại của sự giáo dục về âm nhạc của đất nước này.

Tôi nghĩ đây không phải là một câu hỏi.

Và cũng không hiểu vì sao dù mọi phương tiện để phổ cập văn hóa đã phát triển như vậy nhưng bạn đây vẫn cứ cư xử "nghèo nàn" về văn hóa và "chết yểu" về ứng xử như thế