Tại sao phải tránh cái bẫy hiểu biết?
Tại sao trẻ con dễ học hỏi? Vì tụi nhỏ là giấy trắng.
Người lớn chẳng dễ dàng như thế. Họ được tô màu: bảy sắc cầu vồng.
Bởi vậy "cái bẫy hiểu biết" đôi khi vô cùng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để có thể tránh được nó?
kỹ năng mềm
Chào bạn, mình nhận thấy có một cách đáng để thử: đó là giữ lại cho bản thân một chút trẻ thơ. Trẻ thơ không sợ học, vì không sợ sai; không ngại hỏi vì không sợ mất thể diện; vui vẻ đáp "không biết" vì không lo người xung quanh đánh giá.
Bẫy hiểu biết là thứ không thể tránh, nó là tác dụng phụ trong quá trình vươn lên của con người. Khi học vấn, bằng cấp đủ đầy thì người ta dễ trở nên học phiệt- khư khư tin rằng mình sáng suốt nhất, khi tuổi tác cao thì người ta thành ra bảo thủ vì quá tin vào kinh nghiệm của bản thân.
Đến lúc đó, nếu tự thân họ vượt qua được bẫy hiểu biết ấy, thì mới chính thức được giải phóng và cũng là đạt đến chặng cuối của giáo dục: Sự tự do.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nhận thấy có một cách đáng để thử: đó là giữ lại cho bản thân một chút trẻ thơ. Trẻ thơ không sợ học, vì không sợ sai; không ngại hỏi vì không sợ mất thể diện; vui vẻ đáp "không biết" vì không lo người xung quanh đánh giá.
Bẫy hiểu biết là thứ không thể tránh, nó là tác dụng phụ trong quá trình vươn lên của con người. Khi học vấn, bằng cấp đủ đầy thì người ta dễ trở nên học phiệt- khư khư tin rằng mình sáng suốt nhất, khi tuổi tác cao thì người ta thành ra bảo thủ vì quá tin vào kinh nghiệm của bản thân.
Đến lúc đó, nếu tự thân họ vượt qua được bẫy hiểu biết ấy, thì mới chính thức được giải phóng và cũng là đạt đến chặng cuối của giáo dục: Sự tự do.
Đinh Thị Ngọc Yến
Tại sao trẻ con dễ học hỏi? Vì tụi nhỏ là giấy trắng.
Người lớn chẳng dễ dàng như thế. Họ được tô màu: bảy sắc cầu vồng.
Theo thời gian, con người hình thành hệ tư tưởng và nhân sinh quan cá nhân, bởi tự thân hoặc tác động. Nó ăn sâu và bám rễ vào Tư duy lẫn Hành động. Nó dễ khiến một người nảy sinh lòng bài xích với những Kiến thức, Tư Tưởng khác biệt hoặc đối lập với Hệ thống trong đầu mình.
Bẫy này âm thầm bí mật theo kiểu điệp viên, nó “lộng hành” trong cuộc sống mà bạn chẳng hay biết gì. Hệ quả dễ thấy là bạn cho rằng: bản thân hiểu biết nên dễ dàng từ chối học hỏi, đúng đắn nên thản nhiên phủ nhận những ý kiến khác, trí thức nên mau chóng trở nên phiến diện. Lâu dần, kiến thức bạn có sẽ dừng lại ở một mức độ nào đó, khó phát triển hơn được nữa.
Một khi nảy sinh lòng tự kiêu, chúng ta sẽ thỏa mãn và không muốn nỗ lực thêm. Trong khi ngoài kia, thế giới rộng lớn vô cùng, tiểu vũ trụ hằng thấy chỉ là một cái giếng cổ nhỏ chứa con ếch ộp là ta đây.
Phương pháp tránh xa “Cái bẫy hiểu biết” khá đơn giản: Luôn cập nhật tri thức. Bạn giữ cho mình biết rằng: Thế giới này rộng lớn đến mức choáng ngợp: mỗi tháng lại có hàng nghìn cuốn sách được xuất bản, hàng trăm nghiên cứu ra đời,… Số lượng kiến thức bạn biết chỉ giúp đương đầu với những vấn đề của hiện tại, không hơn.
Nếu bạn không thích đọc sách, hãy tham khảo sách nói và tạp chí, hoặc theo dõi ai đó hay cập nhật điều họ học được trên các trang mạng xã hội. Có rất nhiều thông tin được cập nhật trên báo mỗi ngày, miễn bạn lựa chọn đúng thể loại mình nên đọc mà không phải là những tin ba láp ba xàm như anh này nổi tiếng thế nào, cô kia có scandal ra sao.
Liên tục trau dồi kiến thức – không chỉ học thuật mà còn xã hội xung quanh – sẽ tạo nên cho bạn rất nhiều câu chuyện và chủ đề để “tám” với người khác, tăng lên những mối quan hệ cá nhân. Bạn như thế nào sẽ thu hút người y chang vậy đến với mình. Định luật hấp dẫn không phải là điều tưởng tượng suông mà những người phát triển bản thân nghĩ ra, “chiếc lông dẫn lối” trong tác phẩm kinh điển Nhà Giả Kim cũng không hẳn chỉ là trí tưởng tượng. Nếu bạn muốn bên cạnh mình là những người tài giỏi và thông thái, hãy liên tục học hỏi và cập nhật tri thức cho chính mình.