Tại sao phải đặt tên cho các vì sao? Tên của vì sao có từ bao giờ? Căn cứ vào đâu để phân chia cấp bậc của các vì sao?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bất kỳ vật gì muốn để phân biệt với nhau, con người phải đặt tên cho chúng. Ngay từ thời cổ xưa các dân tộc Babilon, Atsiri, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa đã đặt tên cho các vì sao trông thấy rõ nhất trên bầu trời. Các ngôi sao ở gần nhau lại được phân thành các chòm sao. Vì quá nhiều sao cho nên hiện nay người ta dùng thêm chữ cái của vần chữ cái Hy Lạp đặt trước tên các chòm sao để gọi rừng vì sao trong chòm sao ấy. Ví dụ sao Tiên nữ an-pha, Tiên nữ bê-ta... cấp bậc của sao quyết định bởi độ chói sáng của từng sao. Cứ có độ chói sáng chênh nhau 2,512 lần là cách nhau một bậc. Nếu sáng hơn sao cấp 0 là thuộc cấp “âm”, ví dụ cấp của mặt trời là -26,7 (âm 26,7) của mặt trăng là -12,7. Sao mờ nhất chỉ thấy được qua kính thiên văn viễn vọng là cấp +25. Ở cấp sao +21 hiện đã biết được tới... 2 tỉ sao (!)
Trả lời
Bất kỳ vật gì muốn để phân biệt với nhau, con người phải đặt tên cho chúng. Ngay từ thời cổ xưa các dân tộc Babilon, Atsiri, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa đã đặt tên cho các vì sao trông thấy rõ nhất trên bầu trời. Các ngôi sao ở gần nhau lại được phân thành các chòm sao. Vì quá nhiều sao cho nên hiện nay người ta dùng thêm chữ cái của vần chữ cái Hy Lạp đặt trước tên các chòm sao để gọi rừng vì sao trong chòm sao ấy. Ví dụ sao Tiên nữ an-pha, Tiên nữ bê-ta... cấp bậc của sao quyết định bởi độ chói sáng của từng sao. Cứ có độ chói sáng chênh nhau 2,512 lần là cách nhau một bậc. Nếu sáng hơn sao cấp 0 là thuộc cấp “âm”, ví dụ cấp của mặt trời là -26,7 (âm 26,7) của mặt trăng là -12,7. Sao mờ nhất chỉ thấy được qua kính thiên văn viễn vọng là cấp +25. Ở cấp sao +21 hiện đã biết được tới... 2 tỉ sao (!)