Tại sao ở Việt Nam không có các trường đại học liên quan đến lĩnh vực tâm linh?
việt nam
,đại học
,lĩnh vực
,tâm linh
,xã hội
Đối với đạo Phật, tâm linh là một vấn đề rất quan trọng trong đời sống con người. Theo quan điểm của Phật giáo, con người ở thế gian thường có hai đời sống căn bản:
Đời sống vật chất (vật lý, sinh lý): đó là các nhu cầu sinh hoạt ăn, ở, mặc, ngủ, các hoạt động cơ bắp để có một cơ thể khỏe mạnh.
Đời sống tinh thần, tình cảm (tâm lý, văn hóa): đó là các trạng thái tâm lý, cảm thọ cùng các mối quan hệ giữa các nhân, cộng đồng, xã hội
Song, đối với người Phật tử, họ có thêm một đời sống quan trọng thứ ba đó là đời sống tâm linh. Hai loại đời sống đầu chỉ giúp con người đáp ứng những nhu cầu bình thường trong đời sống thường nhật, đơn giản. Chúng chỉ mang tính nhất thời, chỉ chạm vào lớp vỏ bên ngoài, chưa tiếp cận vào bản chất và ý nghĩa sâu xa của sự sống.
Chính đời sống tâm linh sẽ khơi mở và giúp cho mỗi hành giả hiểu được những vấn đế ách yếu, sâu thẳm của kiếp người: ta là ai? mình từ đâu đến? vì sao mình là nữ không phải là nam hay ngược lại? vì sao có những khác biệt muôn trùng trong hình dáng, tính cách, ước vọng, tâm lý, trí tuệ.v.v… của mỗi người? sau khi chết mình sẽ đi về đâu?...
Như bạn thấy, theo tâm linh ở nghĩa trên, có khá nhiều câu hỏi đọc nghe khá quen, đó chính là một phần chủ đề của các khóa tu mùa hè, các khóa tu theo chủ đề...như lẽ thường, bạn có thắc mắc tại sao các vị sư trả lời được? Họ dựa trên khuôn khổ gì? Họ học từ đâu? Và câu trả lời là từ Học viện Phật giáo Việt Nam, hiện Học viện có 3 cơ sở ở HN, Huế, HCM hoặc thấp hơn thì có các trường cao đẳng Phật học - trung cấp ở rất nhiều tỉnh thành.
Câu trả lời có sử dụng nguồn thông tin từ:
Nguyễn Đức Nam Bình
Đối với đạo Phật, tâm linh là một vấn đề rất quan trọng trong đời sống con người. Theo quan điểm của Phật giáo, con người ở thế gian thường có hai đời sống căn bản:
Đời sống vật chất (vật lý, sinh lý): đó là các nhu cầu sinh hoạt ăn, ở, mặc, ngủ, các hoạt động cơ bắp để có một cơ thể khỏe mạnh.
Đời sống tinh thần, tình cảm (tâm lý, văn hóa): đó là các trạng thái tâm lý, cảm thọ cùng các mối quan hệ giữa các nhân, cộng đồng, xã hội
Song, đối với người Phật tử, họ có thêm một đời sống quan trọng thứ ba đó là đời sống tâm linh. Hai loại đời sống đầu chỉ giúp con người đáp ứng những nhu cầu bình thường trong đời sống thường nhật, đơn giản. Chúng chỉ mang tính nhất thời, chỉ chạm vào lớp vỏ bên ngoài, chưa tiếp cận vào bản chất và ý nghĩa sâu xa của sự sống.
Chính đời sống tâm linh sẽ khơi mở và giúp cho mỗi hành giả hiểu được những vấn đế ách yếu, sâu thẳm của kiếp người: ta là ai? mình từ đâu đến? vì sao mình là nữ không phải là nam hay ngược lại? vì sao có những khác biệt muôn trùng trong hình dáng, tính cách, ước vọng, tâm lý, trí tuệ.v.v… của mỗi người? sau khi chết mình sẽ đi về đâu?...
Như bạn thấy, theo tâm linh ở nghĩa trên, có khá nhiều câu hỏi đọc nghe khá quen, đó chính là một phần chủ đề của các khóa tu mùa hè, các khóa tu theo chủ đề...như lẽ thường, bạn có thắc mắc tại sao các vị sư trả lời được? Họ dựa trên khuôn khổ gì? Họ học từ đâu? Và câu trả lời là từ Học viện Phật giáo Việt Nam, hiện Học viện có 3 cơ sở ở HN, Huế, HCM hoặc thấp hơn thì có các trường cao đẳng Phật học - trung cấp ở rất nhiều tỉnh thành.
Câu trả lời có sử dụng nguồn thông tin từ:
Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
phatgiao.org.vn
Nguyễn Đăng Trung Tiến
Người ẩn danh
Vậy thì ai sẽ là người ( giảng viên ) cho cái trường như thế này ? Tâm linh có rất nhiều vấn đề "chưa được khoa học chứng minh hay nghiên cứu chính thức" vậy thì ai sẽ đủ trình độ để dạy về những thứ thần thánh mà chưa gì chứng minh sự tồn tại của nó, sẽ không có nhà Gryffindor, Slytherin, Hufflepuff hay Ravenclaw như phim Harry Potter để dẫn dắt từng sinh viên đến học.
Cuối cùng, hơn nữa nếu có trường đại học lĩnh vực này thật thì bạn nghĩ ngành này sẽ phát triển như nào, lấy gì để đảm bảo sự tồn tại và ý nghĩa thực tiễn của nó đối với đời sống con người hiện nay là gì hay cũng sẽ thành một trò mua vui hạng sang giống những trò săn ma, chơi ma lon bản sang hồi nhỏ !
Mạnh Hùng
=))) Vô đây mà học nè bồ
Nguyễn Tấn Minh Tiến
Câu hỏi 1: Rồi sau này ra trường người ta phục vụ trong lĩnh vực nào ? Lĩnh vực nào dùng tâm linh để kiếm ra tiền ?
Câu hỏi 2: Nhu cầu của xã hội có hay không ? Ứng dụng trong xã hội là gì ? Nó có giúp cho kinh tế, đất nước phát triển không ?
Câu hỏi 3: Ai sẽ là người đứng đầu ngành đó, họ làm nghề gì để sống ? Xã hội cần những người từ ngành tâm linh học ra để làm gì ?
Học viện Phật giáo, cao đẳng Phật học là họ dạy thiên về các lĩnh vực như lịch sử phật giáo, lý luận học, giáo dục học và nhiều môn khác liên quan đến đạo Phật, liên quan đến đức tin, lễ nghi chứ không phải mấy cái nhảm nhí trong tâm linh như bói toán, chiêm tinh hay là tiên tri :)) Nên chắc chắn 100% sẽ không có ngành tào lao như ngành tâm linh học tồn tại trên thế giới này
Nguyễn Quang Vinh
Bạn có thể giới thiệu 1 ngôi trường tâm linh ở các nước khác được ko? Mình chưa nắm đc khái niệm trường tâm linh nó như thế nào để xác định là có hay ko ở VN.
Nguyễn Thị Thu Hương
Ừ tại sao ta. Xin phép mình lót dép hóng câu trả lời ạ
Thanh Thương
Để trả lời được tại sao không có trường đại học liên quan đến lĩnh vực tâm linh thì bạn cần phải hiểu
Nếu bạn coi Tâm linh là Tôn giáo thì ở Việt Nam có học viện Phật Giáo.
Tâm linh là Đông y, Cảm xạ học... thì có viện nghiên cứu và trường Đại học.
...
Tuỳ bạn coi Tâm linh là gì và hiểu là học tâm linh để làm gì mà thôi.
Minh Khôi
Thiếu thầy mà cũng không đủ trò, từ quy mô - hướng đi - tầm nhìn - khả năng rủi ro cao - dễ tạo phản động. Mọi người phần lớn đều đi theo sự khoa học bởi nó được chứng minh bằng tính logic và tạo ra những thành quả thực sự hữu ích cho con người. Đại học tâm linh nghe có đôi phần nhảm nhí nhưng biết đâu tỏng 100 năm nữa 1000 năm nữa thế giới sẽ có thì sao nhỉ?
Minh Hiếu