Tại sao ở miền Nam vào những năm 1886 các gia đình vẫn cho con đi học chữ Hán mặc dù chính quyền thực dân Pháp đã bãi bỏ việc thi Hương. Họ mong chờ điều gì ở chữ Hán?
giáo dục
,lịch sử
,xã hội
Cái này có thể là do việc các gia đình ngày xưa họ học chữ Hán đã quen rồi nên muốn bỏ liền cũng khó, với lại phần người xưa họ đi theo con đường các bậc đi trước đã làm nên cũng khó để họ đổi ý liền, vậy nên chỉ có các thế hệ sau mới thay đổi được, và thấy rõ ràng là gì? Từ từ chữ hán cũng mất dần vị trí đứng, có lẽ do người Việt cảm thấy rằng những chữ latin dễ đọc và dễ viết hơn chữ Hán, đồng thời họ còn nhận thấy cách đọc và cách viết nó tương đồng nhau nên họ dùng tiếng Latin sẽ dễ dàng hơn, nên nhớ 1000 năm giặc phương Bắc đô hộ mà Việt Nam vẫn không bị mất đi tiếng nói riêng. Người đầu tiên khởi xướng chữ Latin có lẽ là Trương Vĩnh Ký. Đúng là đa phần ông bắt tay với Pháp nhưng không thể phủ định rằng ông là người đem đến sự độc lập hoàn toàn cho Việt Nam về chữ viết (không phụ thuộc vào Trung Hoa), và sau này là Hồ Chí Minh đem đến độc lập toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam (không phụ thuộc vào phương Tây). Còn trước đó tại sao lại là chữ Hán, vì khi đó ngoài Trung Hoa là nước lớn ra thì còn nước nào kề cận mình mà dùng chữ khác. Thật sự thì bản thân mình khi học chữ Trung Quốc hoặc chữ Nhật, cảm thấy rằng nó khó hơn so với chữ Latin. Chữ Latin rất dễ hình dung, chữ nào ra chữ đó, còn chữ Trung Quốc, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Nhật, chữ Hàn,.... thì chỉ cần bạn có 1 vết bẩn hoặc 1 nét vẽ nhẹ ở sai chỗ là nó sẽ ra nghĩa khác
Nguyễn Tấn Minh Tiến
Cái này có thể là do việc các gia đình ngày xưa họ học chữ Hán đã quen rồi nên muốn bỏ liền cũng khó, với lại phần người xưa họ đi theo con đường các bậc đi trước đã làm nên cũng khó để họ đổi ý liền, vậy nên chỉ có các thế hệ sau mới thay đổi được, và thấy rõ ràng là gì? Từ từ chữ hán cũng mất dần vị trí đứng, có lẽ do người Việt cảm thấy rằng những chữ latin dễ đọc và dễ viết hơn chữ Hán, đồng thời họ còn nhận thấy cách đọc và cách viết nó tương đồng nhau nên họ dùng tiếng Latin sẽ dễ dàng hơn, nên nhớ 1000 năm giặc phương Bắc đô hộ mà Việt Nam vẫn không bị mất đi tiếng nói riêng. Người đầu tiên khởi xướng chữ Latin có lẽ là Trương Vĩnh Ký. Đúng là đa phần ông bắt tay với Pháp nhưng không thể phủ định rằng ông là người đem đến sự độc lập hoàn toàn cho Việt Nam về chữ viết (không phụ thuộc vào Trung Hoa), và sau này là Hồ Chí Minh đem đến độc lập toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam (không phụ thuộc vào phương Tây). Còn trước đó tại sao lại là chữ Hán, vì khi đó ngoài Trung Hoa là nước lớn ra thì còn nước nào kề cận mình mà dùng chữ khác. Thật sự thì bản thân mình khi học chữ Trung Quốc hoặc chữ Nhật, cảm thấy rằng nó khó hơn so với chữ Latin. Chữ Latin rất dễ hình dung, chữ nào ra chữ đó, còn chữ Trung Quốc, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Nhật, chữ Hàn,.... thì chỉ cần bạn có 1 vết bẩn hoặc 1 nét vẽ nhẹ ở sai chỗ là nó sẽ ra nghĩa khác
Cẩm Tú
Với hiệp ước Patơ nốt (1884), thực dân Pháp đã cơ bản đặt được nền thống trị của chúng trên toàn cõi Việt Nam. Để xây dựng bộ máy cai trị, năm 1867 chúng sớm dùng loại chữ Hán trong thi cử. Năm 1906, chính quyền thực dân tiến hành cải cách giáo dục làm ba cấp… Ở kỳ thi chọn Cử nhân thì thi luận chữ Nho, thi luận chữ Việt (Quốc ngữ) và có một bài dịch chữ Pháp ra chữ Nho.
Đến năm Kỷ Mùi 1919, Vua Khải Định đã quyết định bỏ thi chữ Hán và năm đó cũng là khoa thi Nho học cuối cùng ở Việt Nam.
1. Sự cần thiết của chữ Hán tron giai đoạn thế kỳ XIX- XX
Trước đó, trong suốt 10 thế kỷ tồn tại của nền giáo dục thời Phong Kiến, Việt Nam chủ yếu sử dụng chữ Hán. Hán văn là ngôn ngữ chính thống, của quan phương trong giáo dục, dù chữ Quốc ngữ thời điểm đó có phát triển thế nào thì việc loại bỏ ngay là điều hoàn toàn không thể.
Giáo dục truyền thống đã sản sinh ra một lớp đông đảo những người biết chữ Hán. Không ít người trong số họ đã tham gia con đường cử nghiệp, họ từng đỗ đạt, từng giành các vị trí đứng đầu trong các kỳ thi Hương, thi Hội ngay ở giai đoạn giao thời này.
Gần như tất cả các văn kiện của nhà nước thực dân và vua quan nhà Nguyễn đều có dạng viết chữ Hán hay chuyển sang chữ Nôm. Tình hình trên vẫn tiếp tục cho đến tận những năm 30 của thế kỷ này. Theo thống kê của chúng tôi qua bộ sách Di sản Hán – Nôm, Thư mục đề yếu, viết bằng chữ Hán vẫn là những văn bản cơ bản của lối quản lý đời sống truyền thống như sử ký, địa dư chí, hình luật
Danh sách các văn bản thuộc vào loại căn bản cho các hoạt động và các thiết chế nhà nước được viết bằng chữ Hán có thể còn được kéo dài nữa.
Địa vị của chữ Hán còn thể hiện ở chỗ thời gian này đã xuất hiện một trào lưu tóm tắt biên soạn lại các sách vở xưa. Nhiều bộ sách tiết yếu các kinh điển của Nho gia phục vụ cho chương trình cải cách giáo dục ở giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX (Trung học Ngũ kinh toát yếu, Trung học Việt sử toát yếu…). Sách chữ Hán không chỉ giới hạn ở những vấn đề có liên quan đến học thuật truyền thống mà còn được sử dụng cả ở lĩnh vực sách giáo kho đề cập đến các tri thức mới như sách Cách trí của Trần Văn Khánh…
2. Chữ Hán là một phần dân tộc
Nhân tố chữ Hán vốn là vay mượn, song, do đó là sự vay mượn tự giác (Hán học Việt Nam phát triển chủ yếu vào giai đoạn nước nhà độc lập sau thế kỷ X), cho nên vẫn có những sức mạnh nào đó có tính chất bề dày… Cái sức mạnh ấy có được chính là ở chỗ: qua Hán học, cha ông chúng ta đã xây dựng được một nền học thuật dân tộc, là cái để cho chúng ta tự hào có truyền thống văn hiến, chẳng kém gì Trung Hoa…
Cha ông chúng ta trong truyền thống rất trân trọng những trước tác của người Việt Nam. Họ từng than dài trước các nguy cơ, lý do văn thơ Lý - Trần bị hủy hoại trong các điều kiện nhà Minh xâm lược. Họ than phiền về một nước có tiếng là văn hiến mà làm thơ, làm văn phải lấy các nhà thơ đời Đường ra làm khuôn mẫu. Điều này đã được các tác giả của Văn minh tân học sách một lần nhắc lại: “Nước ta từ xưa tới giờ, các nhà viết văn kể cũng khá nhiều như Khâm Định Việt sử cương mục, Thực lục, Liệt truyện, Nhất tống chí, Lịch triều chí, Vân đài loại ngữ, Công hạ kiến văn, đều đủ để cung cấp tài liệu về sơn xuyên, phong tục, văn vật, điển chương và để cho người sau mượn đó làm gương nữa…” (Chương Thâu 1982, Tr.112 – 113).
Cho nên, điều thứ hai trong cương lĩnh canh tân của Văn minh tân học sách là hiệu đính sách vở chữ Hán của nước nhà. Họ đã nhận thấy giá trị của văn hóa truyền thống tích tụ trong các văn bản chữ Hán. Và cũng do yêu cầu của thời đại, họ cho rằng việc số một là phải dùng văn tự nước nhà - chữ Quốc ngữ, nhưng họ thấy việc xóa bỏ chữ Hán là gây nên sự đứt đoạn giữa truyền thống và hiện đại. Lý do họ đề xuất phải cấp bách hiệu đính sách vở.Với những lý do trên có lẽ các gia đình miền Nam yêu vẫn cho con cái học chữ Hán là như vậy.
Quang Dương
Để Trung Quốc lúc đó có đánh sang thì vẫn có người biết nói chứ :D