Tại sao nước ta sau 1000 năm Bắc thuộc vẫn không bị Trung Quốc đồng hóa?
văn hóa
,ngôn ngữ
,lịch sử
,đồng hóa
,lịch sử
Vấn đề này có thể hiểu theo 3 nguyên do chính:
Yếu tố địa lý: Việt Nam và Hoa Lục có sự phân cách tương đối về địa lý - khí hậu. Khu vực miền núi phía bắc tạo ra 1 bức tường địa lý khiến giao thông, đi lại từ trung tâm TQ xuống rất khó khăn, hiểm trở. Tạo ra 1 khoảng cách vừa đủ để người Việt xây dựng nên 1 không gian riêng của mình. Cũng như tạo nên sự giãn cách với chính quê nhà của nhóm từ TQ xuống (khiến cho nhóm này sau 1 thời gian ở Giao Châu thì giãn cách vừa đủ với quê gốc và tự hòa vào cộng đồng bản địa luôn) Vấn đề này có thể tạm hiểu như các nước châu Mỹ sau khi tách ra khỏi mẫu quốc châu Âu. Thực tế các dòng họ lớn của VN, giới tinh hoa suốt thế kỷ X trong xã hội Việt là có gốc TQ như: Họ Lý, Họ Khúc, Họ Trần, Họ Nguyễn.......
Yếu tố khí hậu: Khí hậu Việt Nam khác biệt với Trung Nguyên, ko hợp với người Bắc xuống, lại quá xa cách. Sử sách TQ luôn ca thán xứ Giao Châu lam chướng độc hại, có ông quan nhà Đường còn cãi Lý Thế Dân, liều chết không đi An Nam vì sợ lam chướng độc hại. Khí hậu và khoảng cách vừa kéo dãn mối ràng buộc giữa TQ và VN vừa tạo cho người Việt có khả năng xây dựng 1 nền sản xuất, 1 phương thức sống riêng khác với TQ
Đặc trưng văn hóa: VN nước nhỏ, đồng bằng hẹp, lại bị chia cắt mạnh với cái thế tam sơn tứ hải nên dần hình thành văn hóa làng xã bó hẹp. Tính địa phương phân mảnh của VN theo kiểu "sau lũy tre làng" rất cao. Tự trị làng xã có vô vàn nhược điểm nhưng nó lại tình cờ tạo nên bức tường chắn các dòng chảy văn hóa TQ chảy trực tiếp xuống cơ sở của người Việt. Đa số dân Việt ở cấp cơ sở vẫn thờ ơ hoặc chẳng biết j về chữ Hán, về đạo Nho, cả làng may ra có 1 ông đồ biết chữ, còn lại 90% dân cư làng xã chẳng biết j về văn hóa TQ cả
Hậu quả là trong khối Á Đông nước ta kém phát triển nhất nhưng lại có nét j đó rất riêng, rất dị, căn tính Đông Nam Á nhưng lại học theo văn hóa Đông Bắc Á, kiểu Hồn Trương Ba - Da hàng thịt, học mỗi thứ một tý nhưng cũng ko chuyên sâu, kiểu nói hài hước là học để biết chứ ko phải là giỏi
Đức Huỳnh Minh
Vấn đề này có thể hiểu theo 3 nguyên do chính:
Yếu tố địa lý: Việt Nam và Hoa Lục có sự phân cách tương đối về địa lý - khí hậu. Khu vực miền núi phía bắc tạo ra 1 bức tường địa lý khiến giao thông, đi lại từ trung tâm TQ xuống rất khó khăn, hiểm trở. Tạo ra 1 khoảng cách vừa đủ để người Việt xây dựng nên 1 không gian riêng của mình. Cũng như tạo nên sự giãn cách với chính quê nhà của nhóm từ TQ xuống (khiến cho nhóm này sau 1 thời gian ở Giao Châu thì giãn cách vừa đủ với quê gốc và tự hòa vào cộng đồng bản địa luôn) Vấn đề này có thể tạm hiểu như các nước châu Mỹ sau khi tách ra khỏi mẫu quốc châu Âu. Thực tế các dòng họ lớn của VN, giới tinh hoa suốt thế kỷ X trong xã hội Việt là có gốc TQ như: Họ Lý, Họ Khúc, Họ Trần, Họ Nguyễn.......
Yếu tố khí hậu: Khí hậu Việt Nam khác biệt với Trung Nguyên, ko hợp với người Bắc xuống, lại quá xa cách. Sử sách TQ luôn ca thán xứ Giao Châu lam chướng độc hại, có ông quan nhà Đường còn cãi Lý Thế Dân, liều chết không đi An Nam vì sợ lam chướng độc hại. Khí hậu và khoảng cách vừa kéo dãn mối ràng buộc giữa TQ và VN vừa tạo cho người Việt có khả năng xây dựng 1 nền sản xuất, 1 phương thức sống riêng khác với TQ
Đặc trưng văn hóa: VN nước nhỏ, đồng bằng hẹp, lại bị chia cắt mạnh với cái thế tam sơn tứ hải nên dần hình thành văn hóa làng xã bó hẹp. Tính địa phương phân mảnh của VN theo kiểu "sau lũy tre làng" rất cao. Tự trị làng xã có vô vàn nhược điểm nhưng nó lại tình cờ tạo nên bức tường chắn các dòng chảy văn hóa TQ chảy trực tiếp xuống cơ sở của người Việt. Đa số dân Việt ở cấp cơ sở vẫn thờ ơ hoặc chẳng biết j về chữ Hán, về đạo Nho, cả làng may ra có 1 ông đồ biết chữ, còn lại 90% dân cư làng xã chẳng biết j về văn hóa TQ cả
Hậu quả là trong khối Á Đông nước ta kém phát triển nhất nhưng lại có nét j đó rất riêng, rất dị, căn tính Đông Nam Á nhưng lại học theo văn hóa Đông Bắc Á, kiểu Hồn Trương Ba - Da hàng thịt, học mỗi thứ một tý nhưng cũng ko chuyên sâu, kiểu nói hài hước là học để biết chứ ko phải là giỏi
Solitary
Về cơ bản chúng ta vẫn bị ảnh hưởng nhiều của văn hóa TQ từ Văn hóa (đền, chùa miếu mạo) tới Học tập (thờ Khổng tử, Nho giáo, thi thố) rồi Lối sống hằng ngày (tư tưởng phong kiến, vua tôi, quan dân) nên mình nghĩ đồng hóa hay không nó chỉ là tương đối thôi.
Ghost Wolf
Việc đồng hóa một dân tộc khác, cách đồng hóa dễ nhất là mang một lượng lớn người sang đây sống lẫn lộn, kết hôn với người bản địa. Đồng thời với việc truyền bá văn hóa Tàu, cưỡng ép xóa bỏ văn hóa bản địa. Thời 1000 năm bắc thuộc, Tàu ko làm mạnh vấn đề này, chỉ thiết lập cơ quan hành chính cai trị, vơ vét của cải nộp về cho triều đình trung ương chứ ko thực hiện việc cưỡng ép xóa bỏ văn hóa bản địa.
Quang Ái
Tui Là Tít
Độc Cô Cầu Bại
Khuất Tiến Đạt
Mình nghĩ có thể là do tổ tiên ta đã sáng tạo ra cách đọc chữ Hán bằng âm tiếng Việt. Không những không bị đồng hóa ngôn ngữ mà còn sáng tạo ra chữ Nôm dựa trên ngôn ngữ có sẵn. Có một câu khái quát rất đúng " Tiếng ta còn Nước ta còn"
Nguyễn Quang Vinh
Chắc do phong tục của TQ xưa cùi bắp quá nên VN mình ko thèm bắt chước. Nên cả ngàn năm, dù bị ép buộc này nọ cũng chả bị đồng hóa hoàn toàn.
Ko phải như giờ. Mới có hai mấy năm có internet mà thấy "Tây" nói tiếng Việt đầy ra. Như hồi trước có đứa mới vào Sài Gòn học 2 tháng đã chat về hỏi ngoài này có tổ chức Halloween ko? Ko có thì như nhà quê chậm tiến. Ko biết bạn ý ở Bang nào bên bển nữa. Hài 🤣🤣
*J4F*
Yelu Abaoji
Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xác định thời điểm bắt đầu thời kỳ bắc thuộc chính thức.
Boss Ivs
Người Hán là gì? Văn nông hóa nghiệp của người Hán từ đâu mà ra? Chúng ta cần nhìn về quá trình hình thành và thay đổi văn hóa của người Hán. Đầu tiên chúng ta cần nhìn về sự hình thành của người Hán và người Việt:
Chúng ta thấy rằng rõ ràng người việt là từ nhánh Hòa Bình mà tách ra còn người Hán thuộc nhánh dân du mục trung á-siberia tách ra, người Việt làm nông nghiệp và có nền văn hóa gắn liền với nông nghiệp như âm lịch, hay tết trung thu, tết nguyên đán. Người hán thì theo hình thức du mục đó là săn bắn và chăn thả gia súc, với lối sống quen săn bắn họ rất giỏi trong việc giết chóc. khoảng năm 10000 TCN có nạn biển tiến khiến người Tiền Việt phải dư cư lên vùng cao của dãy Himalaya.
Sau khi nước biển rút thì người Việt men theo các con sông định cư dần theo nước biển rút, họ đi theo 3 con sông chính đó là sông hoàng hà, trường giang, sông nguồn và một số ít theo sông mekong. Những nhà nước đầu tiên được hình thành như trong hình chữ màu nâu.
Sau đó năm 1776 nhà Thương tổ tiên người Hán đánh vào Trung nguyên, đầu tiên là đánh vào nhà Hạ của người Việt, sau khi Nước Sở và Nam Việt thất thủ thì sau 2000 năm chống cự cuối cùng người Việt đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát trung nguyên.
Những người Việt ở trên đất trung nguyên có 2 lựa chọn một là chấp nhận cùng hòa hợp với người Hán, số còn lại di cư xuống vùng đất hiểm của người anh em cũ "Lạc Việt". Chúng ta có thể hiểu những người chấp nhận rời bỏ trung nguyên để di cư về "Hà Nội" là những người có gen không chấp nhận đồng hóa, họ luôn có xu hướng kháng Hán đó là những con người đặt những viên gạch đầu tiên cho khái niệm Đại Việt (tức là nơi tụ tập của các tộc Việt). Quân Hán nhiều lần cho đại quân đánh người việt để khuất phục những cứ hễ thua là những người Đại Việt lại trốn trên núi và đánh du kích, người Hán không cách nào chiếm đất lâu dài của người Việt được. Nói chung cả người Việt và Hán đều bị thiệt, chúng ta thì không phát triển kinh tế đc do người Hán đóng quân ở đồng bằng còn người Hán thì không thu lợi được gì. Như một cách thỏa hiệp thì Đại Việt chấp nhận bị người Hán đô hộ và chấp nhận cống nạp lễ vật và sưu thuế để có thể yên ổn làm ăn, đổi lại người Hán phải để cho phép người Việt tự trị tức là quan lại địa phương vẫn là người Việt chỉ có quan lại lớn mới là người Hán. Đó là lý do tại sao người Hán có thể thu lợi về kinh tế từ đại Việt chứ không đồng hóa được đại Việt. tổng kết lại đó là do:
+ Điều quan trọng nhất đó là: Tập hợp được những con người không chấp nhận bị đồng hóa.
+ Và cái thứ Hai là "Sông-núi-đồng bằng của nước Nam"
Rốt cuộc thì chính người Hán mới không giữ được văn hóa của mình, người hán đã tự đồng hóa mình với mọi giống dân mà mà nó tiếp xúc như là việt, Mông Cổ, nữ chân, Thổ, Hồi... Nên trung quốc làm gì có khái niệm đồng bào, nó giống một hợp chủng quốc hơn và nó cũng chẳng có tính dân tộc, điển hình như thế chiến hai chỉ có 2 triệu quân nhật đấu với cả mấy chục triệu quân Trung quốc vs sự giúp đỡ của Mỹ và Anh mà còn chật vật, hay như thời nhà Thanh chỉ dùng những lực lượng quân bát kỳ ít ỏi mà vẫn đánh bại cả đất trung hoa và cai trị trong hơn 300 năm, cái cách mà nhà Thanh lên ngôi khác gì với quá trình thành lập nhà Hán của Lưu Bang toàn là dùng lợi ích để mua chuộc, để hánh vào lòng tham của người người Hán, nói chung người Hán du mục đã không còn, bây giờ trên đất TQ ngày nay chỉ còn người "Hán mới" đó là sự pha tạp về dòng máu của 4 chủng tộc lớn Hán- thương, Việt, Mông cổ, Nữ Chân.