Tại sao nước ta lại sử dụng bảng chữ cái được phổ biến bởi chính đất nước đã xâm lược mình?

  1. Lịch sử

Tinh thần chống Pháp nói riêng và chống phương Tây nói chung đã tăng mạnh ở Việt Nam sau năm 1945. Nhân dân ta đã phải hứng chịu một thế kỷ kinh hoàng dưới sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp. Cuộc chiến đấu anh dũng chống lại chiến tranh tái xâm lược của Pháp từ năm 1945–1955 và chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ từ năm 1955–1975 cũng diễn ra đầy mất mát và đau thương.

Vậy nên có thể nói rất nhiều người Việt Nam căm thù thực dân Pháp và di sản của họ đến tận xương tủy. Thế nhưng vào thời điểm đó, lãnh đạo ta đã đưa ra một quyết định táo bạo mang tính cách mạng trong công cuộc xóa mù chữ. Đó chính là quyết định chọn hệ thống chữ viết Latinh - một trong những di sản của thời Pháp thuộc - để thay cho chữ Hán Nôm.

Tại sao lại như vậy ạ?

https://cdn.noron.vn/2022/07/04/27627717810680239040593541645936328127782011n-1656928275.jpg
Từ khóa: 

bảng chữ cái

,

lịch sử

cảm ơn khi chúng ta đang đọc chữ latin chứ không phải chữ có nguồn gốc từ tàu kia

Trả lời

cảm ơn khi chúng ta đang đọc chữ latin chứ không phải chữ có nguồn gốc từ tàu kia

Nước ta còn xài chữ Hán cả ngàn năm kia, khó đọc, khó viết, không ghi âm tiếng Việt được, trong khi ta vẫn đánh Tàu ầm ầm thì sao hả bạn 😂

Mình hiểu ý bạn khi dùng từ "thực dân", nhưng kẻ thù của ta là chế độ thuộc địa đã qua, không phải nước Pháp hay nước Mỹ.

Cái gì tận dụng được thì cứ tận dụng triệt để, dép cao su cũng là hàng Mỹ xịn nhé 😎

"Không có bạn bè vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn."

Thứ nhất vì bởi tính phổ thông dễ học, dễ dùng của bảng chữ này: Khác với bảng chữ Hán, Hàn, Nhật, vốn kiểu học chữ nào biết chữ nấy thôi, bảng này biết 27 chữ cái là có thể ghép lại cả vạn chữ quá tiện còn j nữa, điều này chữ Nôm hay chữ hán đều thua xa 

Thứ 2: Ko có lựa chọn thay thế tốt hơn 

Thứ 3: Ko phải cứ cái j của mỹ, pháp thì đều ko thể tái sử dụng, đơn cử như hệ thống tòa nhà quôc hội, chính phủ, cơ quan công quyền ta ở Hà Nội, Sài Gòn đều dùng lại của pháp, mỹ, vnch nhiều 

Vậy cho hỏi ông bà tổ tiên mình dùng chữ Hán suốt mấy ngàn năm để thể hiện và phát triển văn hóa bản sắc dân tộc, như vậy có vấn đề à? Chưa kể trên nền tảng chữ Hán, chữ Nôm được sáng tạo riêng cho dân tộc Việt Nam là có vấn đề à?
- "Rất nhiều người Việt Nam căm thù thực dân Pháp" => cái này có lý.
- "Và di sản Pháp đến tận xương tủy" vậy nhiều là bao nhiêu? Di sản Pháp là cái gì?
- "Hệ thống chữ viết Latinh": ở đâu ra cái cách gọi này? Trong các văn bản chính quy của nhà nước đều dùng "chữ quốc ngữ".
Đây là hình thức tiếp thu có chọn lọc, cái gì xấu thì lên án nhưng tốt hay có thể dùng được thì tại sao lại không dùng? Ở VN còn đầy kiến trúc được xây từ thời Pháp thuộc đến giờ thành di tích đấy thôi. Cái gì dễ thì làm thôi, thế giờ thích bảng chữ cái có quy tắc phát âm đàng hoàng dễ thuộc hay học thuộc lòng mấy nghìn kí tự?
Thứ nhất nếu có chữ cái nào có thế xóa nạn mù chữ trong thời gian ngắn thì chỉ có thể là chữ Quốc Ngữ.
Thứ 2 bạn lấy đâu ra cái dẫn chứng mà bảo người Viêt Nam bài trừ người Pháp và Mỹ khi chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói kẻ thù của người Việt Nam là chính phủ của họ chứ không phải người dân cũng như di sản của họ tiêu biểu là hệ thống đường sắt nhà máy cầu Hàm Rồng.
Thứ 3 chữ Quốc Ngữ được nhà Nguyễn sau là chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa công nhận nếu bạn tự nhận mình giỏi hơn cả Hồ Chủ tịch đảm bảo bố mẹ bạn không đập cho mấy phát mới lạ.
Mình bổ sung ý kiến  của các bạn trước đó.
Căn bản thì chỉ thay đổi chữ viết còn âm điệu, cách đọc vẫn là chữ nôm. Văn bản đánh dấu cho chữ quốc ngữ theo hướng la-tinh là bản Phép giảng tám ngày hiện còn lưu ở 1 nhà thờ thuộc tỉnh Phú Yên. Đây là 1 văn bản thuộc dạng truyền giáo của 1 tu sĩ tây ban nha. Còn lý do thì bạn có thể đọc lại những văn kiện của chủ tịch Hồ Chí Minh như những bạn khác đã nêu ở trên là ta tiếp thu những cái tốt để ko bị tụt hậu văn hoá. Thêm nữa, có lẽ đến từ tinh thần của người Việt từ xưa đã muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Bạn có thể tìm hiểu văn bản mình nói ở trên qua cái tài liệu dạng ebooks phổ biến trên internet. Khi đó bạn sẽ thấy người tu sĩ tây ban nha đã dùng bảng chữ cái la tinh để "dịch" chữ nôm cho dễ truyền giáo và truyền tin. Vd dễ hiểu như lúc ban đầu học sinh 9x đời đầu bắt đầu học tiếng anh. Khi cô giáo viết chữ hello thì học trò sẽ viết thêm cách đọc của cô giáo phía bên phải theo phương ngữ tiếng Việt "hê - lô". Chính dòng viết thêm này là cách mà chữ quốc ngữ của Việt Nam được hình thành. 
Thực ra, đây là lựa chọn dựa trên lợi ích dân tộc. Bởi vì thời bấy giờ, chữ latinh rất được thông dụng. Nên khi việc dùng chữ quốc ngữ là chữ latinh, sẽ khiến dân tộc mình dễ dàng tiếp cận được nguồn tri thức của các đế quốc bấy giờ. Và thời bấy giờ, hầu như tất cả các nước châu Á đều chịu sự bóc lột của phương Tây, điều đó nghĩa là nó có nguồn tri thức dồi dào hơn, và đồng thời mình cũng có 1 chữ viết riêng, thực sự riêng biệt so với cả khu vực.
Chữ Quốc ngữ hiện tại (Latinh) được du nhập vào nước ta trước thời kì Pháp thuộc, do các nhà truyền giáo tại VN sáng chế vào ĐẦU THẾ KỈ XVII dựa trên bộ chữ Latinh, nhưng chữ quốc ngữ thời kì này chỉ dùng trong giới công giáo ở Việt Nam, còn lại phần lớn sử dụng chữ Hán và chữ Nôm. 
Cho đến khi Pháp xâm lược nước ta, chính quyền thuộc địa muốn tăng cường ảnh hưởng của tiếng Pháp (Pháp cũng dùng chữ Latinh) và hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Hán học và chữ Hán Nôm nên chữ Quốc ngữ mới được sử dụng rộng hơn. Chứ ủa Pháp nào mang chữ cho mình học thế ạ, chúng nó chả dùng ''ngu dân'' suốt cho nước mình còn gì hả bạn? Mà trên thực tế, chính Pháp cũng đã từng nói về bộ chữ Latinh là bộ chữ ''vô tích sự'' vì nó chẳng giúp Pháp truyền bá chữ Pháp vào VN mà không những thế chữ Latinh còn được các văn sĩ phu yêu nước dùng và truyền bá tư tưởng yêu nước một ngôn ngữ như thế thì sao lại không học ạ? 
Hơn nữa để nói về chữ Nôm, đây là 1 bộ chữ rất khó, muốn học được chữ Nôm phải có một vốn tiếng Hán nhất định, cách viết cũng rất phức tạp, chưa kể lúc đó trình độ dân trí của dân mình còn rất thấp, việc tiếp thu khối kiến thức lớn và trừu tượng như vậy là quá khó khăn. Vì thế mình nghĩ quyết định của nhà nước là quá đúng đắn, hợp với thời thế của đất nước, dân tộc.
Chữ quốc ngữ nhen nhóm từ rất sớm so với thời điểm 1858, thứ hai là ngay chính người Việt cũng có đóng góp vào, thứ ba là nó rõ ràng dễ học. Còn nữa là 1 cái gọi là "tiếp thu văn hóa", những cái hay, tiện dụng thì nên học, vì chung quy cái quan trọng của 1 ngôn ngữ dân tộc chính là tiếng nói dù cho chữ viết có thể coi là 1 thành tựu văn hóa cao cả, nhưng kể cả khi thay đổi nó thì âm thanh tiếng nói vẫn là cái cốt lõi. 
Chữ viết chính là biểu đạt hình ảnh của tiếng nói và nếu nó có thể được thay đổi để trở nên tiện dụng thì không có vấn đề gì cả và việc coi chữ quốc ngữ là "chữ viết của kẻ xâm lược mang tới" thì nó rõ ràng là phiến diện và không hợp lí. Còn nếu nói chữ Nôm là biểu tượng văn hóa không được bỏ thì những người Ai Cập chắc vẫn còn vẽ mấy cái kí tự mà các nhà khảo cổ tìm thấy trong các di chỉ, di tích cổ xưa.
Giờ mới để ý bánh mì cũng là dĩ sản Pháp, hèn gì người Việt ta căm thù nó thế, sáng nào cũng thấy mấy cô cắt đôi moi ruột nhét ớt vào xong đưa cho người khác cắn xé, rồi còn giới thiệu bạn bè quốc tế căm thù theo. Chậc chậc nhắc lại căm thù mai phải làm 2 ổ mới được :))
Nói di sản của Pháp thì lại không đúng cho lắm vì cơ bản nó không phải của bọn Pháp rồi mà có từ tận cuối TK XVI-đầu TK XVII rồi, Pháp đến 1858 mới vào Việt Nam.
Chữ quốc ngữ nó rõ ràng tiện lợi hơn dùng chữ Nôm. Đúng là chữ Nôm cũng kí âm nhưng cách kí âm nó là dùng chữ Hán, người học chữ Nôm phải biết chữ Hán và đọc được chữ Hán(khác với Hàn hay Nhật, Thái, Trung Đông...chữ đều là kí âm và âm đó không dính liếu gì cả) => tốn thêm thời gian để học ít nhất là 2000 chữ Hán rồi ghép nó thành chữ Nôm
Mà chữ Nôm mỗi khu vực kí âm mỗi khác nữa, điểm chung là dựa trên Hán nhưng có chỗ này kí khác, chỗ khác kí khác, khó thống nhất trong cách viết, học, đọc.
Cuối cùng là chữ Latin lúc này đã được phổ biến rỗng rãi ở Việt Nam, trường Pháp mở dạy tiếng Pháp và dùng chữ Latin thì hà cớ gì phải bỏ hết hệ thống giáo dục và ngôn ngữ dễ học hơn đó chuyển sang dùng lại chữ Nôm?