Tại sao nước ta không áp dụng hệ thống giáo dục của Phần Lan?

  1. Giáo dục

Như bạn đã biết về hệ thống giáo dục cực đỉnh của đất nước phần lan rất tốt.Vậy tại sao các nhà lãnh đạo lại không bưng nguyên si ở trển để cải tiến lại bộ giáo dục?

Tại sao không copy cái hay cái đẹp của đất nước họ mang về vn nhỉ?

Từ khóa: 

giáo dục

Chào bạn, bàn về chuyện bưng nguyên si thì mình có một câu hỏi, tại sao Bác Hồ không bưng nguyên si chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết tình hình đất nước ta lúc bấy giờ; tại sao hiện nay Đảng ta phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà không bê nguyên rồi cứ thế mà thực hiện?

https://cdn.noron.vn/2022/08/25/31996113305308-1661371066.jpgRồi, trở lại vấn đề của bạn nhé. Nếu bưng nguyên si, bắt chước y hệt được nền giáo dục Phần Lan thì hay quá, các bác trên kia đã không đau đầu mệt óc, phụ huynh đã không phàn nàn và học sinh thì không cần làm chuột bạch. Thế nhưng, đó chỉ là "nếu" thôi nha.

Nhìn vào tình hình thực tế xã hội Việt Nam và Phần Lan, bạn sẽ phát hiện những điều khác biệt rõ rệt để thấy rằng, không có bất kỳ một mô hình nào, ở bất kỳ quốc gia nào, chúng ta cũng có để tùy tiện bắt chước một cách máy móc. Phần Lan được đánh giá là một trong những nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, quê hương của Nokia với nền kinh tế phát triển, công nghệ hiện đại trong khi Việt Nam vẫn còn là 1 nước đang phát triển. Năm 2020, GDP Phần Lan là 49.041 USD/người còn Việt Nam chúng ta tuy tăng 2,91% (mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới) nhưng chỉ là 2.750 USD/người thôi nha.

"Sự giàu có" càng lớn thì giáo dục càng được đầu tư nhiều hơn. Giáo viên là nghề được đầu tư bậc nhất tại Phần Lan. Nền giáo dục nước này là hoàn toàn miễn phí và giáo viên được lựa chọn vô cùng khắt khe: giáo viên từ bậc tiểu học tối thiểu phải có bằng thạc sĩ, tính chọn lọc cao khi có chưa đến 10% số người đăng ký được chọn nhưng đổi lại, lương họ cao và được xã hội xem trọng. Việt Nam thì sao ạ, có ty tỷ vấn đề cần giải quyết và chúng ta không thể đổ dồn mọi nguồn lực cho mình giáo dục được.

Về dân số, Phần Lan 5.5 tr còn Việt Nam là 98 tr. Tỷ lệ dân thành thị ở Phần Lan khoảng 70% và Việt Nam là 37%. Một sự chênh lệch quá lớn về số dân, vùng miền khiến giáo dục không thể "care" hết tất cả mọi người ở mọi độ tuổi.

...

Vẫn đang còn rất rất nhiều sự khác biệt giữa hai đất nước để chứng minh rằng, chúng ta thật khó để bắt chước nền giáo dục của nước bạn. Tất nhiên, Việt Nam có thể học tập, tiếp thu những thành tựu của nền giáo dục Phần Lan như bác Nguyễn Xuân Vang đã nói "Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp thu những chương trình, phương pháp giáo dục tiên tiến theo hướng có chọn lọc và phù hợp với điều kiện triển khai của Việt Nam ở cả bậc phổ thông và đại học. Tôi gọi đây là tư duy hội nhập có chọn lọc"

Như vậy, giáo dục đất nước ta đúng thật cần thay đổi, nhưng là học tập và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam chứ không thể bê nguyên si bạn nhé.

Trả lời

Chào bạn, bàn về chuyện bưng nguyên si thì mình có một câu hỏi, tại sao Bác Hồ không bưng nguyên si chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết tình hình đất nước ta lúc bấy giờ; tại sao hiện nay Đảng ta phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà không bê nguyên rồi cứ thế mà thực hiện?

https://cdn.noron.vn/2022/08/25/31996113305308-1661371066.jpgRồi, trở lại vấn đề của bạn nhé. Nếu bưng nguyên si, bắt chước y hệt được nền giáo dục Phần Lan thì hay quá, các bác trên kia đã không đau đầu mệt óc, phụ huynh đã không phàn nàn và học sinh thì không cần làm chuột bạch. Thế nhưng, đó chỉ là "nếu" thôi nha.

Nhìn vào tình hình thực tế xã hội Việt Nam và Phần Lan, bạn sẽ phát hiện những điều khác biệt rõ rệt để thấy rằng, không có bất kỳ một mô hình nào, ở bất kỳ quốc gia nào, chúng ta cũng có để tùy tiện bắt chước một cách máy móc. Phần Lan được đánh giá là một trong những nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, quê hương của Nokia với nền kinh tế phát triển, công nghệ hiện đại trong khi Việt Nam vẫn còn là 1 nước đang phát triển. Năm 2020, GDP Phần Lan là 49.041 USD/người còn Việt Nam chúng ta tuy tăng 2,91% (mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới) nhưng chỉ là 2.750 USD/người thôi nha.

"Sự giàu có" càng lớn thì giáo dục càng được đầu tư nhiều hơn. Giáo viên là nghề được đầu tư bậc nhất tại Phần Lan. Nền giáo dục nước này là hoàn toàn miễn phí và giáo viên được lựa chọn vô cùng khắt khe: giáo viên từ bậc tiểu học tối thiểu phải có bằng thạc sĩ, tính chọn lọc cao khi có chưa đến 10% số người đăng ký được chọn nhưng đổi lại, lương họ cao và được xã hội xem trọng. Việt Nam thì sao ạ, có ty tỷ vấn đề cần giải quyết và chúng ta không thể đổ dồn mọi nguồn lực cho mình giáo dục được.

Về dân số, Phần Lan 5.5 tr còn Việt Nam là 98 tr. Tỷ lệ dân thành thị ở Phần Lan khoảng 70% và Việt Nam là 37%. Một sự chênh lệch quá lớn về số dân, vùng miền khiến giáo dục không thể "care" hết tất cả mọi người ở mọi độ tuổi.

...

Vẫn đang còn rất rất nhiều sự khác biệt giữa hai đất nước để chứng minh rằng, chúng ta thật khó để bắt chước nền giáo dục của nước bạn. Tất nhiên, Việt Nam có thể học tập, tiếp thu những thành tựu của nền giáo dục Phần Lan như bác Nguyễn Xuân Vang đã nói "Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp thu những chương trình, phương pháp giáo dục tiên tiến theo hướng có chọn lọc và phù hợp với điều kiện triển khai của Việt Nam ở cả bậc phổ thông và đại học. Tôi gọi đây là tư duy hội nhập có chọn lọc"

Như vậy, giáo dục đất nước ta đúng thật cần thay đổi, nhưng là học tập và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam chứ không thể bê nguyên si bạn nhé.

Trong chuỗi thắc mắc phong phú nảy sinh hàng ngày ở NORON, đây tiếp tục thực sự là một câu hỏi có hàm ý gợi mở thêm nhiều chủ đề thú vị, liên quan đề tài "Giáo Dục".

Cảm Ơn bạn Giang Phạm đã mời mình tham gia câu hỏi giản dị của bạn Nguyễn phát.

Nói ngắn gọn, mình nhận thấy ý kiến của ít nhất 2 người góp trước mình, đã ĐỦ lý giải hợp tình/lý 'câu chuyện' «Tại sao không copy/bưng nguyên si hệ thống giáo dục cực đỉnh của đất nước Phần Lan mang về VN».. 

Xin mạn phép 'các tác giả' được trích vài ý mà tôi, cũng suy nghĩ tương tự, song các bạn đã phát biểu gãy gọn rồi (và, xin rút tóm-tích hợp các ý đó-không nêu tác giả, vào các ảnh minh họa, như là một cách giúp các bạn đọc đến sau, tiện tham khảo, bên cạnh việc đọc chi tiết các câu trả lời trực tiếp).

https://cdn.noron.vn/2022/08/29/3199619350635-1661711714.jpg

Đồng thời, thông qua 3 tấm ảnh 'cóp nhặt dữ liệu online', mình xin bổ sung 2 ý nhỏ – làm rõ thêm lý do «Tại sao không copy/bưng nguyên si bất kỳ cái gì để ÁP VÀO thứ khác» (vốn là 'chuyện' không phải ai cũng dễ an nhiên thừa nhận như nhau).

❮1❯. 

Với khả năng giới hạn, trong vài năm qua, tôi đã quan sát xem «phương pháp Giáo Dục Phần Lan» xuất hiện ở Việt Nam thế nào; bên cạnh đó, người Việt còn hướng tới những «phương pháp/nền Giáo Dục» nào. 

Rất tự nhiên, tôi ghi nhận: «cơ chế cạnh tranh giữa các xu thế thị trường» tiếp tục biểu lộ ở hầu hết mọi lĩnh vực, mà Giáo Dục là một 'sân sàn' khó tránh khỏi vô vàn màn 'diễn tấu'/chen đua/'tỉ thí'.. 

Cơ man hằng hà sa số cuộc chào mời "các phương pháp/nền Giáo Dục..đều NHẤT thế giới, đều HÀNG ĐẦU thế giới".. hiển hiện/có thực, xô đẩy nhau, chen-tranh giành 'số má'. 

Và, cũng nghiêm túc/thong dong, chúng đều.. '1O phân vẹn mười' cả (nếu không, các 'nhà giáo dục kiêm doanh nhân' Việt đã không hãnh hào giới thiệu các "dòng sản phẩm ngoại" mà họ 'ngưỡng mộ', rồi bỏ sức đầu tư 'tâm-tài', để mang về cho nước Việt).

Hiện trạng ấy, xin được phân tạm sơ sài thành 3 nhóm biểu hiện, qua ảnh minh họa thứ 2: "quảng bá •• đua tranh", "TIN & TỤNG" (mãnh liệt tin, rồi nồng nàn tụng), và "đong đo •• so xỉa".

https://cdn.noron.vn/2022/08/29/3199618378649-1661711365.jpg

❮2❯. 

Như luôn tìm hiểu, đối chiếu các sự kiện/vấn đề trong toàn cảnh chung của thế giới 

— để giảm thiểu nguy cơ 'tự hiên ngang..bảo vệ sự ngộ nhận', và/hoặc "TIN" miết theo dẫn dắt nào đó-biến thành Định Kiến chủ quan xơ vữa;

— để có thể nhận thức Đúng GIÁ TRỊ của «phương pháp/nền Giáo Dục Phần Lan» (tự thân, nền Giáo Dục này là phù hợp, tuyệt vời với quốc gia Phần Lan rồi) giữa la liệt các đất nước khác, 

tôi đã dành thời gian mày mò, quan sát.

Thật ngạc nhiên, hơn cả khảo sát số ❮1❯ bên trên: 

https://cdn.noron.vn/2022/08/29/25088114422237-1661711586.jpg

— ảnh minh họa thứ 3, cho thấy cơ man điệp trùng-trùng điệp bản phân tích, bảng sơ đồ/hệ thống, của chính những thương hiệu thống kê danh giá (vì trăm ngàn lý do) ĐỀU đã KHÔNG THỐNG NHẤT nổi về thứ hạng của các «phương pháp/nền Giáo Dục» giữa các quốc gia. Trong đó, lắm khi, không chỉ «phương pháp/nền Giáo Dục Phần Lan».. không được liệt kê, mà ngay cả các «phương pháp/nền Giáo Dục» 'lừng danh truyền thống' như.. Mỹ, Nga, Nhật, Anh, Pháp, Đức,.v.v.. đều.. "bật bãi" rất.. không-ai-thương-tiếc.

Vậy,

— liệu, có phải: Không có chuẩn/chí chung để đánh giá các «phương pháp/nền Giáo Dục» nào hiệu quả/nhân văn – cho hơn 7 tỷ dân Địa Cầu DÙNG, CẦN, hoặc buộc PHẢI học theo v.v.. chăng ?

hay là.. 

— do Không có «Hội đồng Trọng tài toàn cầu» để thẩm định và phán quyết xem.. «phương pháp/nền Giáo Dục» nào XỨNG ĐÁNG LÀ hiệu quả/nhân văn ??

blah..blah..blah.. 

• • •

Xin không lạm bàn sâu vào câu chuyện 'kỳ thú' của thực trạng bên trên (kéo theo lắm dòng chủ đề tóc tơ khác nữa), trong khi xã hội Việt vẫn 'chí thú' lùi lũi tự "phân mảnh" giữa tiến trình LỰA & CHỌN đủ loại.. khái niệm/xu hướng/ngành/lĩnh vực.. (Giáo Dục, Y Tế, hay 'showbiz', 'chứng khoán'.. chỉ là vài 'đại biểu-đương nhiên-tới lượt'). 

"Sự phân mảnh" diễn ra một cách ắt-tất-dĩ..nhiên theo quy luật «Sống-Vận động-Cạnh tranh-Tiến Hóa».

Người người nồng nhiệt tranh cự/chửi chê nhau suốt, 24/7 x 3O. 

Đồng thời, thực trạng "tự phân mảnh" đã minh chứng RÕ bản chất và biểu hiện của một xã hội dân chủ khỏe khoắn, bình thường – không cần hạ giọng dụ/hù, hay, cao giọng khè/đe.. kiểu giương gióng búa/đao, cờ/trống.

Như thế, từ hiện thực 'nhiều màu' bên trên, 

— Liệu có thể kết luận GÌ, nhằm vét cạn lý do «Tại sao không copy/bưng nguyên si (hoặc chỉ copy cái hay cái đẹp) các hệ thống giáo dục CHÓP NHẤT thế giới, HÀNG ĐẦU NHẤT thế giới, cực đỉnh NHẤT của mọi đất nước.. mang về VN» ?

➙ dù không thích, cũng đành phải..thừa nhận: 

có những sự vật/sự việc, dù ĐÚNG cũng không sử dụng đạt hiệu quả được, nếu như cái ĐÚNG ấy lại không, hoặc chưa PHÙ HỢP với chủ thể mà nó cần phối/khớp/hợp/gắn vào. Lại có những sự vật/sự việc PHÙ HỢP với chủ thể cần chúng, tới mức sản sinh ra vô vàn thành tựu, bất chấp.. chúng không, hoặc chưa ĐÚNG, chưa hoàn thiện thậm chí so với những chuẩn/chí (ngỡ, tin, tưởng chừng rằng).. quá cận kề với sự Hoàn Hảo tuyệt trần.

.. Liệu, ai có thể phủ định: – «ĐÚNGPHÙ HỢP» – đó, không phải là một trong vài chục quy luật lâu đời-muôn thuở của bến 'gian trần' này, chăng? ■

Vui một chút nhé bạn: Một hàng xôi thấy quán pizza đông khách, nhiều khách khen ngon nên đã quyết định cho thêm pho-mát, sốt cà chua vào xôi đem bán. Kết quả là một câu chuyện buồn :))