Tại sao Nokia thất bại?
Ông Stephen Elop - Giám đốc điều hành Nokia nói trong bài phát biểu cuối cùng: "Chúng tôi không làm gì sai nhưng bằng cách nào đó chúng tôi vẫn thất bại."
công nghệ thông tin
,xã hội
,kinh doanh
CEO của một hãng công nghệ mà nói không làm gì sai là biết sai ở đâu rồi. Công nghệ luôn là ngành đi đầu trong việc đổi mới và rất nhiều ngành khác nhờ nó mà phát triển theo. Tư duy k chịu thay đổi, nghĩ mình là number 1 trong quá khứ thì tương lai sẽ vẫn thế chắc. Hãy trải nghiệm các sản phẩm của những hãng khác là biết các ông sai ở đâu. Một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa chính là feedback của người dùng.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Ngoc An
CEO của một hãng công nghệ mà nói không làm gì sai là biết sai ở đâu rồi. Công nghệ luôn là ngành đi đầu trong việc đổi mới và rất nhiều ngành khác nhờ nó mà phát triển theo. Tư duy k chịu thay đổi, nghĩ mình là number 1 trong quá khứ thì tương lai sẽ vẫn thế chắc. Hãy trải nghiệm các sản phẩm của những hãng khác là biết các ông sai ở đâu. Một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa chính là feedback của người dùng.
Huyen Linh
Ngủ quên trong chiến thắng lâu quá,bảo thủ nên không bắt nhịp với sự phát triển của công nghệ nên mới bị đào thải..Quá đáng tiếc...Smartphone đầu tiên cũng là cuối cùng mình dùng của Nokia là em N8 cảm ứng như hạch
Hoàng Minh
Vấn đề là ngta làm ầm ầm thì nokia lại chả làm cái éo gì cả. Ko pải nokia thất bại mà là các hãng khác làm quá nhiều và quá nhanh nên nokia theo ko kịp và sập tiệm.
Đặng Thị Lan Anh
Khi mà xu hướng thế giới thay đổi sang việc chỉ cần 1 chiếc dt cũng có thể xem được video, thì Nokia lúc ấy đang làm gì ???? Nokia đã không có thay đổi nào cả. Họ bỏ lỡ mất việc là phải liên tục học hỏi. Liên tục học hỏi và liên tục thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Nokia là ngủ quên trên chiến thắng
Đặng Lê Anh Khoa
vì không làm gì sai nên mới thất bại, chứ làm sai thì đã sửa rồi. Chẳng nhẽ cứ không làm sai là thành công à? Thế trên thế giới này làm gì còn ai thất bại nữa. Tư duy đã không theo kịp các hãng khác rồi còn kêu
Đặng Vinh Quang
Công nghệ mà thay đổi chậm là chết, công nghệ phải theo thị hiếu khách hàng, ông cứ khăn khăn sp ông tốt, windown phone bảo mật làm khó người dùng thì chết vì số người thích dễ có đến 90% đâu đó ko đến 10% thích bảo mật (họ thuộc nhóm sành công nghệ). Hướng đi riêng, nhưng phải đi vào số đông
Kha Nguyen
Vào thời điểm Nokia hùng cường thì Samsung và Sony không hề kém cạnh. Cái khác biệt lớn nhất có lẽ là chuyển mình không kịp, lại phải dựa vào bên khác như Windows để phát triển smartphone.
Những hãng khác, họ cần phải nghiên cứu từ rất lâu, trước khi nghĩ tới việc chế ra một cái smartphone, còn Nokia thì cứ nghĩ mình làm phần cứng để Microsoft làm phần mềm.
Samsung thì lại nổi tiếng với việc làm nhiều mảng khác nhau, từ TV đến tủ lạnh đến điện thoại cục gạch thời đó, nhưng họ còn làm cả màn hình cảm ứng cho các công ty khác nữa. Còn Nokia thì có gì ngoài cái điện thoại cục gạch đâu. Chính sự chuẩn bị của Samsung giúp cho nó có khả năng ứng biến nhanh hơn với thời cuộc, khi brick phone bị xuống thì nó lập tức sẵn sàng cho dòng sản phầm mới.
Nói chung, không có ông trùm nào làm trùm mãi, chỉ có ông trùm mãi làm trùm nhờ sự chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống mà thôi. Những người khổng lồ như Microsoft, Apple, Google, IBM, GE, Oracle... còn tồn tại dai dẳng là vì bọn đó làm quá nhiều thứ khác nhau cùng lúc, nếu có một thứ sai thì họ dễ nhận ra và sửa đổi hơn.
Bùi Đức Lương
Cái sai lầm chí mạng là dùng Window. Các sản phẩm rất tốt. Nhưng kho ứng dụng của Window thì chả có cái mẹ gì. Chuyển đổi sang phần androi thì quá trễ so với phần còn lại