Tại sao nói văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là một sự đứt gãy lịch sử chưa từng có ?
kiến thức chung
Văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là sự đứt gãy lịch sử chưa từng có, bởi vì:
- Bối cảnh lịch sử rất nhiều biến động:
+ Pháp xâm lược Việt Nam (1858), chiếm Gia Định (1862), chiếm 6 tỉnh miền Tây (1867), Hà Nội (1882), Huế (1883).
+ Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng. Nhiều nhà yêu nướ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Pháp.
+ Thời kì hình thành 3 tư tưởng: chống Pháp, theo Pháp, tiếp thu có chọn lọc văn hóa Pháp.
--> Văn hóa tiếp biến và xoay chuyển theo chiều hướng dân tộc, tư tưởng đề cao tinh thần dân tộc, chống ngoại xâm.
- Đặc trưng văn hoa thời kì này co rất nhiều sự thay đổi:
+ Văn hóa vật chât: Pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc cai trị là chính. Xây dựng các tỉnh lộ, đường sắt, đô thị công nghiệp, kiến trúc phục vụ hành chính (trường học, viện bảo tàng, thư viện..)
+ Văn hóa tinh thần:
* Báo chí thời Pháp phát triển rất mạnh (tiếng Pháp, chữ Hán, chữ Quốc Ngữ, Chữ Hán.).
*( Văn học có bước chuyển mình rất mạnh "một năm ở ta bằng 30 năm ở người". Văn học phát triển cả về hình thức và nội dung, trong 30 năm đã đạt được những thành tựu rất lớn.
* Tiểu thuyết là một thể loại mới vào thời kì này.
* Văn học khẳng định cái tôi cá nhân và xuất hiện nhiều thế hệ những cây bút hùng hậu (Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tản Đà, Trương Vĩnh Kí, Tự Lực văn đoàn.). Văn học Việt Nam đã phát triển gần hơn với văn học hiện đại.
- Văn hóa Việt Nam có sự chuyển biến ghê gớm chưa đầy 100 năm (ăn mặc, giáo dục, văn học...), hòa nhập với thế giới hiện đại.
- Song song với sự phát triển ấy thì nhân dân ta vẫn giữ gìn và bảo tồn những bản sắc văn hóa dân tộc, đó chính là sự tiếp biến văn hóa.
- Sự đứt gãy như là sư tiếp nối, phát triển văn hóa thời kì trước lên một tầm cao mới hơn.
Nội dung liên quan
Tạ Thị Ngọc Huyền