Tại sao nói Nho Giáo (Confucianism) và Công Giáo (Catholicism) có cùng hệ tư tưởng?
Nho Giáo là một trong những hệ tư tưởng có nguồn gốc lâu đời, cũng như sức ảnh hưởng và lan rộng lớn nhất, tại các quốc gia phương Đông. Trong khi đó, Công Giáo, hay đôi khi còn gọi là đạo Catholic, có nguồn gốc từ phương Tây và cũng có ảnh hưởng rất lớn, không chỉ tại phương Tây mà còn lan rộng sang các quốc gia Á Đông.
Nếu Công Giáo được coi như một tôn giáo, một 'đạo', thì Nho Giáo thường được hiểu là một hệ tư tưởng, hoặc một 'bộ quy tắc ứng xử' mà người sống trong xã hội cổ đại và phong kiến phương Đông phải áp dụng. Tuy có ít nhiều khác biệt, nhưng có thể nói rằng 2 hệ tư tưởng này chia sẻ nhiều giá trị chung. Bài viết này sẽ phân tích và chỉ ra những điểm tương đồng đó.
Nguồn gốc 2 hệ tư tưởng
Nho Giáo (Confucianism)
Nho Giáo, hay còn gọi là Khổng Giáo, là hệ tư tưởng được truyền lại bởi Khổng Tử, tên thật là Khâu, tên tự là Trọng Ni, là người nước Lỗ, tức tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày nay. Nho Giáo được cho là đã xuất hiện từ những năm 550 TCN và bắt nguồn tại quốc gia này.
Công Giáo (Catholicism)
Công Giáo, đôi khi được gọi là đạo Catholic, là một trong rất nhiều 'nhánh' tôn giáo tách ra từ Kitô Giáo (hay Công Giáo La Mã), ví dụ như Thiên Chúa Giáo (Christanity) hoặc đạo Tin Lành (Judaism). Các nhà thờ Công Giáo đầu tiên được cho là đã xuất hiện từ thế kỉ tứ 4 TCN, tại Judea, La Mã (thuộc địa phận Palestine ngày nay).
(ảnh: photojoiner.com)
Sự tương đồng giữa 2 hệ tư tưởng
Như đã nói, 2 hệ tư tưởng này, tuy nguồn gốc có khác nhau, nhưng thực sự chia sẻ khá nhiều các giá trị và quan điểm chung:
1) Lối sống hòa hợp với thiên nhiên, vạn vật:
Điểm tương đồng đầu tiên là về thế giới quan mà 2 hệ tư tưởng này cùng chia sẻ: lối sống hòa hợp với vạn vật.
Nếu Nho Giáo nhấn mạnh yếu tố hòa thuận, hòa bình trong mối quan hệ giữa người với người, thì Công Giáo khuyến khích con người phát triển tình yêu dành cho muôn người muôn loài (dựa trên quan điểm tất cả con người đều được sinh ra từ cùng một mẹ, thế nên tất cả con người cũng giống như anh em ruột thịt của nhau).
Nhìn chung, cả 2 hệ tư tưởng đều đề cao tầm quan trọng của một cuộc sống hòa bình của con người trong xã hội.
2) Tôn ti, trật tự xã hội là vô cùng quan trọng:
Nho Giáo luôn yêu cầu con người trong xã hội sống đúng theo chuẩn mực của Tam Cương - Ngũ Thường (áp dụng cho người dân nói chung), Tam Tòng - Tứ Đức (chỉ áp dụng cho phụ nữ), trong đó:
Tam Cương ý chỉ 3 loại mối quan hệ chính mà một người sẽ phải có vào thời xưa:
- Vua-tôi.
- Cha-con.
- Vợ-chồng.
Theo đó, những người thuộc bề trên trong mối quan hệ (vua/cha/chồng) có nghĩa vụ phải chăm sóc và yêu thương bề dưới (tôi/con/vợ), và ngược lại, bề dưới phải tôn kính và phục tùng bề trên.
Ngũ Thường là 5 đức tính cần có ở mỗi người:
- Nhân (nhân hậu).
- Nghĩa (công minh, liêm khiết, trung thành).
- Lễ (tôn trọng người khác).
- Trí (thông thái).
- Tín (giữ lời hứa).
Tam Tòng:
- Tại giá tòng phụ: người phụ nữ khi chưa lấy chồng thì phải theo cha, nghe lời cha.
- Xuất giá tòng phu: sau khi lấy chồng thì nàng phải theo chồng, nghe lời chồng.
- Phu tử tòng tử: người phụ nữ có con trai, khi chồng qua đời thì phải theo con trai.
Tứ Đức:
- Công: khéo léo, đảm đang.
- Dung: chỉn chu trong ngoại hình, nhan sắc.
- Ngôn: nhỏ nhẹ trong lời nói.
- Hạnh: tính cách nhu mì, dịu dàng.
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng hệ tư tưởng của Nho Giáo mang hơi hướng khá cứng nhắc, với nhiều bộ quy tắc và lễ nghĩa. Ngoài ra, Nho Giáo cũng đặt nặng tầm quan trọng của "thiên mệnh", tức mệnh trời, ý trời, số phận. Trong quan điểm của Nho Giáo, vua là người thay trời trị quốc, và vì lẽ đó nên phải được tuyệt đối phục tùng. Về phía nhà vua, nếu bản thân hành xử không đúng với Tam Cương Ngũ Thường, thì cũng sẽ không còn xứng đáng với danh phận của mình nữa.
(ảnh: gocnhosantruong.com)
Tương tự, Công Giáo cũng tích cực khuyến khích các con chiên trong việc yêu thương đồng loại, tôn trọng chính quyền và sống có trách nhiệm với xã hội. Nhìn chung, 'bộ quy tắc ứng xử' của Công Giáo bao gồm 7 điều cốt lõi sau:
- Sự sống và cống hiến của con người: Công Giáo giảng rằng mạng sống con người là quý giá nhất, và lao động chăm chỉ chính là tiền đề để tạo nên một xã hội ổn định, phồn thịnh.
- Nhấn mạnh yếu tố gia đình và cộng đồng: Công Giáo coi gia đình là cái nôi để hình thành một xã hội vững mạnh. Con người cũng cần được khuyến khích tham gia vào các dự án cộng đồng, vì cái chung.
- Quyền lợi và nghĩa vụ: mọi con người có quyền có một cuộc sống tốt và đi kèm với nó là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.
- Ưu tiên người nghèo: Công Giáo mong muốn chấm dứt sự phân hóa giàu nghèo, vì thế quyền lợi của người nghèo cần được ưu tiên.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động: trong quan điểm Công Giáo, lao động không chỉ là phương tiện kiếm sống, mà còn là nơi con người cống hiến và trở nên hòa hợp với Đấng Sáng Tạo (Đức Chúa).
- Sự đoàn kết: con người khắp 5 châu là anh em ruột thịt với nhau, thế nên cần giữ vững tinh thần đoàn kết vượt lên trên các rào cản về biên giới, văn hóa, sắc tộc.
- Trân trọng các tạo vật của Chúa: ở đây chỉ con người và mẹ Trái Đất. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường, cũng như chăm sóc lẫn nhau, bởi tất cả đều là tạo vật của Chúa.
3) Việc lập gia đình và có con nối dõi là quan trọng:
Một trong những điểm tương đồng khác giữa 2 hệ tư tưởng này là quan điểm của chúng về việc lập gia đình và sinh con. Cả Nho Giáo và Công Giáo đều quan niệm rằng gia đình là cốt lõi của xã hội, và rằng việc sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống cũng quan trọng không kém.
Nếu Nho Giáo cho rằng việc quyết định không có con là 'bất hiếu' với các thế hệ trước trong gia tộc, thì Công Giáo luôn răn đe các con chiên rằng việc không có con gần như là một cái tội. Trong kinh Công Giáo thường có trích dẫn lời của Đức Chúa chúc con chiên của mình 'sinh con nhiều như các vì sao trên trời'.
(ảnh: conggiao.info)
Ở một khía cạnh khác, ít người để ý, có lẽ là ở mục đích đằng sau quan niệm này, của cả 2 hệ tư tưởng. Cả Nho Giáo và Công Giáo đều ra đời vào thời cổ đại. Vào thời đại này, dân số toàn thế giới vẫn còn thưa thớt. Trong khi đó, các loại hình khoa học kĩ thuật vẫn còn thô sơ lạc hậu, nên việc phát triển kinh tế chủ yếu là dựa vào sức người.
Thế nên việc các hệ tư tưởng này khuyến khích con người lập gia đình và gia tăng dân số cũng là điều dễ hiểu. Xét trên góc nhìn tâm lý học, thì mô hình gia đình 1 vợ 1 chồng cũng là mô hình lý tưởng nhất cho việc nuôi dạy con cái.
4) Quan điểm chung về cách tiếp cận các vấn đề:
Khác với Đạo Giáo của Lão Tử, với chủ trương 'vô vi' (không hành động), Nho Giáo nhấn mạnh nguyên tắc 'hữu vi' (chủ trương hành động). Nho Giáo giảng rằng phàm đã là người trong thiên hạ, thì không được phép phớt lờ các sự tình trong thiên hạ. Chữ 'hữu vi' cũng được thể hiện qua thái độ muốn kiểm soát, uốn nắn xã hội, thay vì thả lỏng và để nó tự thân vận hành như quan điểm 'vô vi'.
Giống như vậy, Công Giáo luôn khuyến khích các con chiên lao động hăng say, chăm chỉ, nhằm không ngừng cải tiến xã hội và giải quyết các vấn đề phát sinh. Làm tròn nghĩa vụ với xã hội là một khía cạnh quan trọng trong đời sống của các con chiên. Ngoài ra, việc có rất nhiều những quy tắc, giới luật nghiêm ngặt cũng phần nào thể hiện quan điểm đậm chất 'hữu vi' của tôn giáo này.
Tham khảo:
Catholic Social Teaching (A Century of Hope).
Công Giáo Info, 2012: Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?
Cristian Violatti, 2013: Confucianism (Ancient History Encyclopedia).
USC US - Chinese Institute: Catholicism and Confucianism.
confucianism
,nho giáo
,catholicism
,công giáo
,tôn giáo
,văn hóa
Có một số chi tiết không chính xác trong bài này là Kito giáo, còn gọi là Cơ Đốc giáo (Christianity) bao gồm nhiều nhánh như Công giáo La Mã (Catholicism), Tin Lành/Kháng Cách (Protestant) và Chính Thống giáo Phương Đông (Orthofox).
Công giáo La Mã thường được gọi ngắn gọn là Công giáo. Còn Thiên chúa giáo là một từ dễ gây nhầm lẫn, nó có thể dùng để chỉ Ki tô giáo nói chung hoặc Công giao nói riêng
Bao HG Tran
Có một số chi tiết không chính xác trong bài này là Kito giáo, còn gọi là Cơ Đốc giáo (Christianity) bao gồm nhiều nhánh như Công giáo La Mã (Catholicism), Tin Lành/Kháng Cách (Protestant) và Chính Thống giáo Phương Đông (Orthofox).
Công giáo La Mã thường được gọi ngắn gọn là Công giáo. Còn Thiên chúa giáo là một từ dễ gây nhầm lẫn, nó có thể dùng để chỉ Ki tô giáo nói chung hoặc Công giao nói riêng
Nguyễn Duy Thiên
Rất cảm ơn bài viết vì có những quan sát so sánh khá thú vị. Mình xin mạn phép được đưa ra một số nhận xét và góp ý cá nhân:
Về cái tên, Công giáo 公教 có chữ "công" có nghĩa là chung. Đây đơn giản được dịch nghĩa từ katholikos trong tiếng Hy Lạp nghĩa là "toàn cầu". Công giáo không tách ra từ Kitô giáo, mà có truyền thống Tông truyền từ thời Đức Giêsu (Thế kỉ I). Còn lý do các nhà thờ mãi đến thế kỉ IV mới thấy xuất hiện đơn giản trước Sắc Lệnh Milan năm 313, Kitô giáo vẫn còn bị đế quốc La Mã bách hại.
Bảy điều cốt lõi của bộ quy tắc ứng xử đó theo mình là có cái nhìn hơi lạ (vì mình tưởng người ta sẽ có xu hướng dựa trên 10 điều răn của Kitô giáo hơn). Nhìn chung mình chưa thấy có gì sai ở khoản nhận xét đó, ngoại trừ việc loại bỏ khoảng cách giàu nghèo. Tuy được dạy là phải yêu thương giúp đỡ, nhìn tổng quan rộng hơn thì Kitô giáo không nhấn mạnh điều này, vì nó nằm trong mảng "yêu tha nhân như chính bản thân" (tức là ví dụ đối với người cho dù có giàu, mà họ cần giúp đỡ thì cũng nên giúp).
Bạn có quan sát khá thú vị khi nhận xét về mảng nối dõi. Tuy Công giáo không coi việc không có con là sai hay tội, nhưng đúng là gia đình và con cái là rất quan trọng và được khuyến khích. Nếu không có con do vô sinh, người Công giáo được khuyến khích nhận con nuôi. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, việc nối dõi khá được xem trọng. Nhưng nếu xét các sách Cựu Ước thì lại phải xét vào các yếu tố văn hóa, lịch sử, phong tục người Do Thái xưa. Dù sao đi nữa, người Công giáo coi giao ước cũ với Thiên Chúa đã được thay bằng giao ước mới trong Tân ước. Các sách Cựu ước đối với người Công giáo đều để mục đích dẫn đến Đức Kitô mà thôi, đó là lý do gia phả quan trọng (Ví dụ trong sách Mátthêu, 17 câu đầu chương 1 là để kể gia phả của Đức Giêsu).
Ni Trúc
Sâtn đang làm ji vậy
Đỗ Trọng Tín
Các tôn giáo đều có điểm chung là hướng con người sống với niềm tin và mục đích tốt đẹp hơn.