Tại sao nói khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt?
khoa học
1.1. Khoa học là gì?
1.1.1. Xem xét dưới góc độ Triết học
Dưới góc độ Triết học, khoa học được xem là một hình thái ý thức xã hội. Cùng với khoa học, còn có các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, tôn giáo, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật… Các hình thái ý thức xã hội đều có cùng chức năng là phản ánh tồn tại xã hội. Tuy nhiên, do phương thức phản ánh khác nhau nên người ta chia ra các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Nếu chính trị phản ánh hiện thực khách quan thông qua hệ thống tư tưởng, quan điểm thì đạo đức phản ánh hiện thực khách quan thông qua hệ thống chuẩn mực, nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan thông qua các hình tượng nghệ thuật. Còn khoa học phản ánh hiện thực khách quan thông qua hệ thống khái niệm và phạm trù. Ngoài chức năng phản ánh hiện thực khách quan, khoa học còn lấy các hình thái ý thức xã hội khác làm đối tượng phản ánh của mình.
Ví dụ: Có một ngành khoa học lấy chính trị làm đối tượng phản ánh của mình đó là Chính trị học; Có một ngành khoa học lấy đạo đức làm đối tượng phản ánh của mình đó là Đạo đức học; Có một ngành khoa học lấy nghệ thuật làm đối tượng phản ánh của mình đó là Nghệ thuật học…
Chính vì vậy mà người ta cho khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.
1.1.2. Xem xét dưới góc độ sản phẩm
Dưới góc độ sản phẩm, khoa học là hệ thống tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng. Nói đến tri thức là nói đến sự hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy. Người ta phân biệt hai loại tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày, trong mối quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người với tự nhiên. Loại tri thức này được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tiễn của mình. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng; chưa thấy được hết các thuộc tính cũng như mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ giới hạn hiểu biết của con người ở một mức độ nhất định nhưng nó là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống, thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học. Loại tri thức này dựa trên kết quả của quan sát, thí nghiệm, thực nghiệm và những nghiên cứu lý thuyết. Tri thức khoa học được thể hiện dưới dạng các khái niệm, phạm trù, lý thuyết, học thuyết và được tổ chức trong khuôn khổ các ngành, các bộ môn khoa học.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm khoa học như sau: Khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt; là hệ thống tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng.
Trần Văn Trí
1.1. Khoa học là gì?
1.1.1. Xem xét dưới góc độ Triết học
Dưới góc độ Triết học, khoa học được xem là một hình thái ý thức xã hội. Cùng với khoa học, còn có các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, tôn giáo, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật… Các hình thái ý thức xã hội đều có cùng chức năng là phản ánh tồn tại xã hội. Tuy nhiên, do phương thức phản ánh khác nhau nên người ta chia ra các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Nếu chính trị phản ánh hiện thực khách quan thông qua hệ thống tư tưởng, quan điểm thì đạo đức phản ánh hiện thực khách quan thông qua hệ thống chuẩn mực, nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan thông qua các hình tượng nghệ thuật. Còn khoa học phản ánh hiện thực khách quan thông qua hệ thống khái niệm và phạm trù. Ngoài chức năng phản ánh hiện thực khách quan, khoa học còn lấy các hình thái ý thức xã hội khác làm đối tượng phản ánh của mình.
Ví dụ: Có một ngành khoa học lấy chính trị làm đối tượng phản ánh của mình đó là Chính trị học; Có một ngành khoa học lấy đạo đức làm đối tượng phản ánh của mình đó là Đạo đức học; Có một ngành khoa học lấy nghệ thuật làm đối tượng phản ánh của mình đó là Nghệ thuật học…
Chính vì vậy mà người ta cho khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.
1.1.2. Xem xét dưới góc độ sản phẩm
Dưới góc độ sản phẩm, khoa học là hệ thống tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng. Nói đến tri thức là nói đến sự hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy. Người ta phân biệt hai loại tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày, trong mối quan hệ giữa con người với nhau và giữa con người với tự nhiên. Loại tri thức này được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tiễn của mình. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng; chưa thấy được hết các thuộc tính cũng như mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ giới hạn hiểu biết của con người ở một mức độ nhất định nhưng nó là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống, thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học. Loại tri thức này dựa trên kết quả của quan sát, thí nghiệm, thực nghiệm và những nghiên cứu lý thuyết. Tri thức khoa học được thể hiện dưới dạng các khái niệm, phạm trù, lý thuyết, học thuyết và được tổ chức trong khuôn khổ các ngành, các bộ môn khoa học.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm khoa học như sau: Khoa học là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt; là hệ thống tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng.