Tại sao nói giai đoạn 1921 - 1930 là giai đoạn hình thành cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lịch sử

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thức đưa ra từ Đại hội VII của Đảng. Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội. Dựa trên định hướng cơ bản các văn kiện đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng và sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.” Định nghĩa là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân tộc Việt Nam. Như vậy yếu tố quan trọng nhất hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh là Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; hệ thống quan điểm và học thuyết đó được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển của V.I. Lênin; hệ thống quan điểm và học thuyết đó được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; hệ thống quan điểm và học thuyết đó đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến cho sự sáng tạo trong nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Hồ Chí Minh. Có thể chia quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh thành 5 thời kỳ: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước (trước năm 1911); Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911 - 1920); Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 - 1930); Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng; Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện (1945- 1969). Giai đoạn 1921 - 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú và sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan (1928-1929). Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá CN Mác - Lênin về nước, chuẩn bị tiền đề tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Tháng 7/1921, Người cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa và xuất bản tờ báo Người cùng khổ làm cơ quan ngôn luận của Hội. Tác phẩm Bản án chế độ Thực dân Pháp do ông viết xuất bản năm 1925 đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Năm 1923, với tư cách Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Người ra tranh cử vào Hạ viện Pháp, nhưng thất bại. Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp phải trang trải cuộc sống bằng cách làm việc nửa ngày. Đầu tiên, Người làm thuê tại một tiệm rửa ảnh và được nhượng quyền cho thuê lại một căn phòng. Sau đó, đi vẽ khoán cho một xưởng vẽ truyền thần và thuê một phòng tại Quận 17, Paris rồi Người theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp. Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản Người được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam. Tháng 10/1923, Người tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, tháng 7/1924 cùng với đoàn đại biểu Cộng sản Pháp tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Tại những đại hội đó Người đã đọc những tham luận quan trọng về phong trào cách mạng thuộc địa. Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Người cùng khổ,... Các bài báo tập trung nói về vấn đề liên quan đến giai cấp công nhân, đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến chiến lược quân sự của các nước lớn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi phân tích những động thái quân sự của Nhật Bản ở đảo Yap, Mỹ tăng cường tàu chiến ở Thái Bình Dương, Pháp củng cố hệ thống thuộc địa vành đai Thái Bình Dương, Nguyễn Ái Quốc dự đoán chính xác rằng khu vực này "tương lai có thể trở thành lò lửa của cuộc chiến tranh thế giới mới”. Thời gian hoạt động ở Matxcova là thời gian Nguyễn Ái Quốc hoàn thiện thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng của mình, cũng là thời kỳ phác thảo những nét lớn đường lối chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Thời gian này Người cũng gặp mặt một số nhà cách mạng lão thành người Việt đang sống và hoạt động lưu vong trên đất Trung Quốc, trong đó có Phan Bội Châu. Năm 1925, ông lựa chọn một số phần tử tích cực của Tâm tâm xã - một tổ chức cấp tiến hoạt động từ năm 1923, huấn luyện thêm và trên cơ sở đó, lập ra Cộng sản đoàn, tiếp tục dựa trên Cộng sản đoàn mà thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) vào tháng 6. Hội này phái người về nước vận động và đưa thanh niên sang Quảng Châu đào tạo. Cho tới 1927, hội mở được 3 khoá gần 10 lớp huấn luyện, đào tạo 75 hội viên, mỗi khóa chỉ kéo dài 2-3 tháng. Việc làm quan trọng nhất của hội trong thời gian này là cử được người đi học tại Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Quân chính Hoàng Phố của Quốc dân Đảng Trung Quốc. Người cũng lập ra tờ Thanh niên làm cơ quan phát ngôn của hội tới tháng 2 năm 1930, tờ này ra được 208 số. Cuốn Đường Kách mệnh tập hợp các bài giảng của ông, được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927. Tháng 5 năm 1927, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, Người rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi sang Moskva. Mùa thu 1928, Hồ Chí Minh từ châu Âu đến Thái Lan, với bí danh Thầu Chín tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều, đồng thời móc nối một số thanh thiếu niên Việt Nam sang Thái Lan hoạt động. Hồ Chí Minh chủ trương tuyên truyền cho kiều bào và tổ chức họ vào những hội thân ái, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, xin chính phủ Thái cho mở trường dành cho Việt kiều, Hồ Chí Minh đi và vận động hầu khắp các vùng có kiều bào ở Thái Lan. Giống như tại nhiều nơi đã hoạt động, Người cho in báo - tờ Thân ái. Cuối năm 1929, Hồ Chí Minh rời Thái Lan, theo ngả Singapore để sang Trung Quốc. Có thể thấy các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng và những bài báo khác của Người là sự tiếp tục hoàn thiện tư tưởng cách mạng về giải phóng dân tộc, chứa đựng những nội dung căn bản: - Bản chất của Chủ nghĩa Thực dân là “ăn cướp” và giết người”. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. - Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân. - Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc "dân tộc cách mệnh", đánh đuổi bọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do. - Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, bị đế quốc, phong kiến bóc lột nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuôn được nòng dân đi theo, cẩn xây dựng khối công nông liên minh làm động lực cho cách mạng. Đồng thời, cần phải thu hút, tập hợp rộng rãi các giai tầng xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh chung của dân tộc. - Cách mạng muốn thành công trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo. Đảng phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin và phải có một đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, vì lợi ích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân loại. - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp lên cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng. Những tác phẩm cùng với những tài liệu mác xít khác theo đường dây bí mật được đưa về nước, đến với các tầng lớp người lao động, thổi bùng lên luồng gió mới trong phong trào dân tộc, làm cho nó nhanh chóng chuyển mình theo kịp xu thế cách mạng của thời đại - cũng từ đó, những người yêu nước Việt Nam bắt đầu hướng tới Nguyễn Ái Quốc, xem Người như vị cứu tinh của nước Việt Nam đang đau khổ.
Trả lời
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thức đưa ra từ Đại hội VII của Đảng. Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội. Dựa trên định hướng cơ bản các văn kiện đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng và sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.” Định nghĩa là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân tộc Việt Nam. Như vậy yếu tố quan trọng nhất hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh là Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; hệ thống quan điểm và học thuyết đó được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển của V.I. Lênin; hệ thống quan điểm và học thuyết đó được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; hệ thống quan điểm và học thuyết đó đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến cho sự sáng tạo trong nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Hồ Chí Minh. Có thể chia quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh thành 5 thời kỳ: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước (trước năm 1911); Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911 - 1920); Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921 - 1930); Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng; Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện (1945- 1969). Giai đoạn 1921 - 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú và sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan (1928-1929). Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá CN Mác - Lênin về nước, chuẩn bị tiền đề tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Tháng 7/1921, Người cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa và xuất bản tờ báo Người cùng khổ làm cơ quan ngôn luận của Hội. Tác phẩm Bản án chế độ Thực dân Pháp do ông viết xuất bản năm 1925 đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Năm 1923, với tư cách Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Người ra tranh cử vào Hạ viện Pháp, nhưng thất bại. Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp phải trang trải cuộc sống bằng cách làm việc nửa ngày. Đầu tiên, Người làm thuê tại một tiệm rửa ảnh và được nhượng quyền cho thuê lại một căn phòng. Sau đó, đi vẽ khoán cho một xưởng vẽ truyền thần và thuê một phòng tại Quận 17, Paris rồi Người theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp. Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản Người được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam. Tháng 10/1923, Người tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, tháng 7/1924 cùng với đoàn đại biểu Cộng sản Pháp tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Tại những đại hội đó Người đã đọc những tham luận quan trọng về phong trào cách mạng thuộc địa. Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Người cùng khổ,... Các bài báo tập trung nói về vấn đề liên quan đến giai cấp công nhân, đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến chiến lược quân sự của các nước lớn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi phân tích những động thái quân sự của Nhật Bản ở đảo Yap, Mỹ tăng cường tàu chiến ở Thái Bình Dương, Pháp củng cố hệ thống thuộc địa vành đai Thái Bình Dương, Nguyễn Ái Quốc dự đoán chính xác rằng khu vực này "tương lai có thể trở thành lò lửa của cuộc chiến tranh thế giới mới”. Thời gian hoạt động ở Matxcova là thời gian Nguyễn Ái Quốc hoàn thiện thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng của mình, cũng là thời kỳ phác thảo những nét lớn đường lối chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Thời gian này Người cũng gặp mặt một số nhà cách mạng lão thành người Việt đang sống và hoạt động lưu vong trên đất Trung Quốc, trong đó có Phan Bội Châu. Năm 1925, ông lựa chọn một số phần tử tích cực của Tâm tâm xã - một tổ chức cấp tiến hoạt động từ năm 1923, huấn luyện thêm và trên cơ sở đó, lập ra Cộng sản đoàn, tiếp tục dựa trên Cộng sản đoàn mà thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) vào tháng 6. Hội này phái người về nước vận động và đưa thanh niên sang Quảng Châu đào tạo. Cho tới 1927, hội mở được 3 khoá gần 10 lớp huấn luyện, đào tạo 75 hội viên, mỗi khóa chỉ kéo dài 2-3 tháng. Việc làm quan trọng nhất của hội trong thời gian này là cử được người đi học tại Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Quân chính Hoàng Phố của Quốc dân Đảng Trung Quốc. Người cũng lập ra tờ Thanh niên làm cơ quan phát ngôn của hội tới tháng 2 năm 1930, tờ này ra được 208 số. Cuốn Đường Kách mệnh tập hợp các bài giảng của ông, được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927. Tháng 5 năm 1927, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, Người rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi sang Moskva. Mùa thu 1928, Hồ Chí Minh từ châu Âu đến Thái Lan, với bí danh Thầu Chín tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều, đồng thời móc nối một số thanh thiếu niên Việt Nam sang Thái Lan hoạt động. Hồ Chí Minh chủ trương tuyên truyền cho kiều bào và tổ chức họ vào những hội thân ái, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, xin chính phủ Thái cho mở trường dành cho Việt kiều, Hồ Chí Minh đi và vận động hầu khắp các vùng có kiều bào ở Thái Lan. Giống như tại nhiều nơi đã hoạt động, Người cho in báo - tờ Thân ái. Cuối năm 1929, Hồ Chí Minh rời Thái Lan, theo ngả Singapore để sang Trung Quốc. Có thể thấy các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng và những bài báo khác của Người là sự tiếp tục hoàn thiện tư tưởng cách mạng về giải phóng dân tộc, chứa đựng những nội dung căn bản: - Bản chất của Chủ nghĩa Thực dân là “ăn cướp” và giết người”. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. - Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân. - Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc "dân tộc cách mệnh", đánh đuổi bọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do. - Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, bị đế quốc, phong kiến bóc lột nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuôn được nòng dân đi theo, cẩn xây dựng khối công nông liên minh làm động lực cho cách mạng. Đồng thời, cần phải thu hút, tập hợp rộng rãi các giai tầng xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh chung của dân tộc. - Cách mạng muốn thành công trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo. Đảng phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin và phải có một đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, vì lợi ích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân loại. - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp lên cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng. Những tác phẩm cùng với những tài liệu mác xít khác theo đường dây bí mật được đưa về nước, đến với các tầng lớp người lao động, thổi bùng lên luồng gió mới trong phong trào dân tộc, làm cho nó nhanh chóng chuyển mình theo kịp xu thế cách mạng của thời đại - cũng từ đó, những người yêu nước Việt Nam bắt đầu hướng tới Nguyễn Ái Quốc, xem Người như vị cứu tinh của nước Việt Nam đang đau khổ.