Tại sao những video nhảm nhí, tào lao trên youtube lại có nhiều người xem, lượng view đến cả triệu lượt ?
truyền thông đa phương tiện
mình nghĩ là do nhu cầu thôi.
Nước ta phần đông là người lao động, công nhân, nông dân, mình tạm gọi nôm na là tầng lớp "nghĩ ít làm nhiều". Mọi người trong tầng lớp này (mình quan sát được) khi đi làm về mệt mỏi chỉ muốn tìm cái gì đấy để giải trí. Một số chơi game, chat chit, facebook, và youtube.
E hèm. Đến đây thì sao. Nội dung youtube muôn hình vạn trạng. Tại sao những nội dung như thế lại hấp dẫn hơn những nội dung được đầu tư công phu?
Thứ 1 là do những video này có nội dung nhảm nhí, lạ đời, nên gây được sự tò mò. Những con người đối diện với 4 bức tường 1 ngày, đi làm đi học, rồi lại quay về nhà. Họ không có thời gian, điều kiện để nghĩ ra những hoạt động để bản thân cảm thấy giải trí. Thế nên họ vẫn cần được giải trí. Vậy nên họ....đi xem người khác giải trí. Mấy cái "nhảm nhí" này khác biệt với mỗi ngày của họ. Nên họ xem, để giải trí.
Thứ 2 là do những video này tạo được sự gần gũi. Quay những cảnh đời thường, không setup ánh sáng đèn đuốc nhiều, những thứ rất là mộc. Nên với nhiều người đi xa xứ làm việc thì những video như thế có 1 độ gần gũi hơn. Nôm na là bình dân hơn.
Chung quy lại cũng do gu thưởng thức chưa cao, mà gu thưởng thức này lại phát triển từ nhận thức chưa cao. Giàu mạnh thì ăn những món sang, còn kém giàu thì ăn những món bình dân, vậy.
Bietkachrep
mình nghĩ là do nhu cầu thôi.
Nước ta phần đông là người lao động, công nhân, nông dân, mình tạm gọi nôm na là tầng lớp "nghĩ ít làm nhiều". Mọi người trong tầng lớp này (mình quan sát được) khi đi làm về mệt mỏi chỉ muốn tìm cái gì đấy để giải trí. Một số chơi game, chat chit, facebook, và youtube.
E hèm. Đến đây thì sao. Nội dung youtube muôn hình vạn trạng. Tại sao những nội dung như thế lại hấp dẫn hơn những nội dung được đầu tư công phu?
Thứ 1 là do những video này có nội dung nhảm nhí, lạ đời, nên gây được sự tò mò. Những con người đối diện với 4 bức tường 1 ngày, đi làm đi học, rồi lại quay về nhà. Họ không có thời gian, điều kiện để nghĩ ra những hoạt động để bản thân cảm thấy giải trí. Thế nên họ vẫn cần được giải trí. Vậy nên họ....đi xem người khác giải trí. Mấy cái "nhảm nhí" này khác biệt với mỗi ngày của họ. Nên họ xem, để giải trí.
Thứ 2 là do những video này tạo được sự gần gũi. Quay những cảnh đời thường, không setup ánh sáng đèn đuốc nhiều, những thứ rất là mộc. Nên với nhiều người đi xa xứ làm việc thì những video như thế có 1 độ gần gũi hơn. Nôm na là bình dân hơn.
Chung quy lại cũng do gu thưởng thức chưa cao, mà gu thưởng thức này lại phát triển từ nhận thức chưa cao. Giàu mạnh thì ăn những món sang, còn kém giàu thì ăn những món bình dân, vậy.
Nguyễn Mai Hoàng
Ê, có phải cậu đang muốn nói đến mấy video của channel Youtube Nguyễn Thành Nam (NTN) không? (hoặc tương tự như thế?)
Tôi có vài kiến thức về Kinh-tế-số của Việt Nam có thể giải thích hiện tượng này nè (hy vọng là nó liên quan)
Thống kê năm 2017, dân số Việt Nam hiện đang sống ở nông thôn là khoảng 61 triệu người (tương đương gần 70% dân số). Tốc độ phổ cập internet của VN thuộc top đầu thế giới (ngang ngửa hoặc hơn Ấn Độ), mà chủ yếu dư địa tăng trưởng này thuộc về dân số ở nông thôn. Nên là khi xem các nội dung (content) trên internet là một thực đơn (menu), thì theo bản năng (phản xạ vô điều kiện) khi ngồi vào bàn ăn, chúng ta thường có xu hướng chọn những món dễ ăn nhất (phổ thông nhất). Ở đây, các nội dung "nhảm nhí" đóng vai trò là những món "dễ ăn" này. Lý do thì dễ hiểu thôi, nó hài hước, gây cười nhanh, ít đòi hỏi người xem phải suy nghĩ,... (cái này là kiến thức về customer insight & customer behavior)
Nên để trả lời cho câu hỏi của cậu, tôi có thể chốt gọn lại là do thị hiếu người xem của dân mình (và các nước đang phát triển giống mình) chưa cao.
(Dân mạng thì hay gọi vui là "dân trí thấp" =)))
Nguyễn Quang Vinh
Bản tính con người thường cười khi người khác "kém cỏi" hơn mình. Vì vậy những cái nhảm nhí, tào lao đó lại thường mang tính giải trí cao, nó khiến ng ta cười, nên ng ta sẽ xem nhiều, view nhiều thôi 😂😂
Nam Cung Minh Hồng
Cá nhân mình thì cho rằng quan điểm "nhảm nhí, tào lao" là tùy thuộc theo cách nhìn của người xem và cách truyền bá lại cho người khác và cái này vô tình dù video đó mang nội dung khá "xàm xí" nhưng vì có đứa đã xem và "chửi" nên người sau cũng ráng xem để coi tại sao video ấy lại "nổi tiếng" hay "tai tiếng".
Một số video biết chắc đưa lên là lượt view và lượt dislike ngang nhau nhưng vẫn đưa lên vì "tai tiếng" cũng là "nổi tiếng" và họ chấp nhận. Chỉ có giải pháp là thay đổi cơ chế ví dụ những video nào có lượng dislike hoặc báo cáo vi phạm nhiều thì bị block kênh đó hoặc bắt buộc video đó phải gỡ thì họa may.
Nhung Đinh
Bạn có thể giải thích rõ hơn khái niệm "nhảm nhí" & "tào lao" không bạn? Và cho 1 ví dụ cụ thể các chương trình không bạn?
Thanh Liễu
vì nó ngắn