Tại sao những thần tượng Hàn Quốc hay bị bệnh trầm cảm?

  1. Tâm lý học

Những năm gần đây có nhiều vụ việc idol Hàn quốc trầm cảm nặng dẫn đến tự tử. Ngành nghề này ở đâu cũng sẽ áp lực thôi nhưng có vẻ ở HQ rất khắc nghiệt thì phải?

Từ khóa: 

tâm lý học

Trích dẫn câu nói của Sulli - idol đã chọn cách giã từ thế giới vào năm 2019: "Em đã nói với họ, em kiệt sức rồi, nhưng không một ai lắng nghe lời em nói"

Một thực tập sinh ở Hàn Quốc để được debut thành công phải đánh đổi thời gian, công sức, tiền bạc thậm chí là tình dục. Trước khi debut họ phải đối mặt với lịch trình tập luyện khắc nghiệt, ăn uống, giờ giấc kham khổ. Định kỳ, họ sẽ trải qua những bài kiểm tra năng lực khắc nghiệt về kỹ năng nhảy, hát, xử lý tình huống,...

Có những người may mắn sẽ nhanh chóng được debut nhưng có những thực tập sinh đã đánh đổi cả thanh xuân mà vẫn phải vùi mình trong phòng tập chờ đợi tấm vé khác cho mình. Một số idol Hàn Quốc từng tiết lộ chỉ chợp mắt 2-3 tiếng/ngày, áp dụng chế độ nhịn ăn để kiểm soát cân nặng.

Sau khi thành công debut, họ lại một lần nữa đối mặt với những áp lực vô hình từ công chúng. Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng về sự chú trọng lễ nghi, phép tắc, họ có những tiêu chuẩn khắt khe đối với con người, đặc biệt là thần tượng. Công chúng Hàn đặt ra tiêu chuẩn hoàn hảo cho thần tượng. Và những thần tượng thì sao? Để giữ vững sự nổi tiếng của mình, họ gò ép mình theo mong muốn, tiêu chuẩn của người khác. Họ luôn ám ảnh bởi hình tượng, lo sợ mình sẽ mờ nhạt trong thị trường ngày một đa dạng này. Họ không bao giờ hài lòng về bản thân. Từ đó dẫn đến một số căn bệnh tâm lý như: tự kỷ, trầm cảm. Và đến thời điểm mà nút thắt trong lòng quá lớn, họ lựa chọn cách rời bỏ thế giới để thả lỏng cho tâm hồn mình.

https://cdn.noron.vn/2021/08/03/photo-3-15711007180582116717083-1627959113_1024.jpg
Trả lời

Trích dẫn câu nói của Sulli - idol đã chọn cách giã từ thế giới vào năm 2019: "Em đã nói với họ, em kiệt sức rồi, nhưng không một ai lắng nghe lời em nói"

Một thực tập sinh ở Hàn Quốc để được debut thành công phải đánh đổi thời gian, công sức, tiền bạc thậm chí là tình dục. Trước khi debut họ phải đối mặt với lịch trình tập luyện khắc nghiệt, ăn uống, giờ giấc kham khổ. Định kỳ, họ sẽ trải qua những bài kiểm tra năng lực khắc nghiệt về kỹ năng nhảy, hát, xử lý tình huống,...

Có những người may mắn sẽ nhanh chóng được debut nhưng có những thực tập sinh đã đánh đổi cả thanh xuân mà vẫn phải vùi mình trong phòng tập chờ đợi tấm vé khác cho mình. Một số idol Hàn Quốc từng tiết lộ chỉ chợp mắt 2-3 tiếng/ngày, áp dụng chế độ nhịn ăn để kiểm soát cân nặng.

Sau khi thành công debut, họ lại một lần nữa đối mặt với những áp lực vô hình từ công chúng. Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng về sự chú trọng lễ nghi, phép tắc, họ có những tiêu chuẩn khắt khe đối với con người, đặc biệt là thần tượng. Công chúng Hàn đặt ra tiêu chuẩn hoàn hảo cho thần tượng. Và những thần tượng thì sao? Để giữ vững sự nổi tiếng của mình, họ gò ép mình theo mong muốn, tiêu chuẩn của người khác. Họ luôn ám ảnh bởi hình tượng, lo sợ mình sẽ mờ nhạt trong thị trường ngày một đa dạng này. Họ không bao giờ hài lòng về bản thân. Từ đó dẫn đến một số căn bệnh tâm lý như: tự kỷ, trầm cảm. Và đến thời điểm mà nút thắt trong lòng quá lớn, họ lựa chọn cách rời bỏ thế giới để thả lỏng cho tâm hồn mình.

https://cdn.noron.vn/2021/08/03/photo-3-15711007180582116717083-1627959113_1024.jpg

Có một chia sẻ rất hay của bạn

Ngọc Mai
trên Noron về sự liên quan của những người chạy theo chủ nghĩa hoàn hảo và bệnh trầm cảm.

Cuộc sống vốn không hoàn hảo. Truy cầu hoàn hảo nghĩa là mệt rồi.