Tại sao những người tự tử lại để lại dép hoặc giày của họ ở trên bờ trước khi họ nhảy cầu hay nhảy xuống sông,...?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Mình vẫn luôn cần câu trả lời này từ rất lâu rồi ạ. Mong mọi người giải đáp ạ !

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Mình có đọc một số thông tin trên mạng, người ta nói rằng là:

1/ do học hỏi người chết trước, người chết bỏ dép thì mình cũng bỏ dép theo.

2/người ta cho rằng mỗi người đều có hai ông thần thiện ác đi theo nên để dép để cho tử thần biết rằng mình đã chết nên được đi đầu thai, vì cái này là chết vì chưa tới số.

3/để dép để cho người nhà biết đường mà đi nhặt xác.

Nhưng tôi suy nghĩ rằng, người ta để dép là để người ta không còn bị vướng bận gì nữa, không muốn vướng víu bất cứ thứ gì, tại vì dép thì mang dưới chân và chân thì để nhảy tự tử, muốn kết liễu một cách nhanh chóng, buông thả toàn cơ thể, dùng lực chân lao đầu mình xuống nước, vì vậy có đôi dép trở nên vướng bận. Khi họ đã quyết định chết thì tất cả mọi thứ đều không còn quan trọng với họ nữa, họ muốn tìm tìm cái chết để giải thoát nổi khi mệt mỏi trong tâm trí của mình. Nếu lúc đó có người đến cản họ sẽ không bao giờ chết.

Trả lời

Mình có đọc một số thông tin trên mạng, người ta nói rằng là:

1/ do học hỏi người chết trước, người chết bỏ dép thì mình cũng bỏ dép theo.

2/người ta cho rằng mỗi người đều có hai ông thần thiện ác đi theo nên để dép để cho tử thần biết rằng mình đã chết nên được đi đầu thai, vì cái này là chết vì chưa tới số.

3/để dép để cho người nhà biết đường mà đi nhặt xác.

Nhưng tôi suy nghĩ rằng, người ta để dép là để người ta không còn bị vướng bận gì nữa, không muốn vướng víu bất cứ thứ gì, tại vì dép thì mang dưới chân và chân thì để nhảy tự tử, muốn kết liễu một cách nhanh chóng, buông thả toàn cơ thể, dùng lực chân lao đầu mình xuống nước, vì vậy có đôi dép trở nên vướng bận. Khi họ đã quyết định chết thì tất cả mọi thứ đều không còn quan trọng với họ nữa, họ muốn tìm tìm cái chết để giải thoát nổi khi mệt mỏi trong tâm trí của mình. Nếu lúc đó có người đến cản họ sẽ không bao giờ chết.

Mình nghĩ là để lại làm dấu hiệu rằng họ đã chọn ra đi, và đúng là thấy trên phim ảnh, sách báo thường làm vậy nên làm theo.

Nếu thấy dép trôi lềnh bềnh trên sông hoặc mắc vào đâu đấy thì có thể là họ chẳng may bị ngã, bị trượt chân,...?

Trong một số bộ phim mik xem cs cái như sau:

  1. Vì nhảy xuống hồ để dép lại để mọi người bt làik nhảy khi họ ko tìm thấy mik.
  2. Vì họ tin vào truyền thuyết.

Có một câu chuyện bên Trung Quốc giải thích về vấn đề này như sau: 

Câu chuyện có lẽ bắt nguồn từ một nhân vật lịch sử vĩ đại của Trung Quốc – Khuất Nguyên gieo mình xuống sông Dương Tử đánh thức cả nhân thế. Ông vốn là một người hoàng tộc nước Sở, học cao hiểu rộng, giỏi chính trị và cả văn chương. Nhưng do bị tham quan ghen gét, buông lời dèm pha, khiến vua Sở nghe theo đày ông ra đất Giang Nam. Khuất Nguyên trong tâm trạng chán nản và tuyệt vọng đã nhảy xuống sống Mịch La tự tử vào ngày 5 tháng 5 âm lịch năm 278 trước công nguyên – Khi đó Khuất Nguyên mới 62 tuổi.

Sau đó, mọi người chỉ tìm thấy đôi giày của ông bên bờ sông, còn thi thể đã biến mất. Nói cách khác, khi Khuất Nguyên gieo mình xuống sông, ông đã cố tình bỏ lại đôi giày của mình. Những câu chuyện tương tự như vậy sau đó xảy ra rất nhiều. 
Một số chuyên gia văn hóa đã đưa ra những suy đoán thú vị về điều này:
- Trước hết, việc đầu tiên là chứng minh rằng bản thân đã tự tử. 

- Điểm thứ hai cũng quan trọng hơn, bởi vì trong thời cổ đại mọi người rất hay để ý các tiểu tiết. Ví dụ, sau khi chết, mọi người phải được chôn cất hoặc đưa vào từ đường tổ tiên, như vậy linh hồn sẽ không phiêu dạt tứ phương. Tuy nhiên, có một loại người không được phép vào mộ tổ tiên hoặc từ đường, đó là những người chết đột xuất ngoài ý muốn. Người cổ xưa quan niệm những người chết trong trường hợp này không được coi là may mắn và cần phải kiêng kỵ. Vì lý do này, những người tự tử bằng cách gieo mình xuống sông cũng sẽ đặt giày bên bờ sông để chứng minh rằng họ đã tự tử, để linh hồn họ có nơi an nghỉ sau khi chết.

-Một điểm nữa là họ để giày lại để tạo điều kiện cho người thân trong gia đình có thể thu nhặt "thi thể". Đây là một cách tư duy không hề khoa trương. Người thân có thể xác định vị trí gần đúng nơi họ gieo mình xuống sông theo vị trí của đôi giày, nhờ đó có thể tìm thấy xác để chôn cất.

Những thói quen đó còn tiếp tục tồn tại đến tận ngày nay.