Tại sao những người tạo ra chữ Quốc Ngữ không sử dụng các chữ cái j, z, f?

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

Những chữ cái đó rất hữu ích khi chữ Z thay thế chữ D (khi đó chữ D sẽ thay thế chữ Đ), chữ F thay thế chữ Ph..

Tại sao từ thời xưa những nhà ngôn ngữ lại bỏ qua 3 chữ cái đó khi tạo nên chữ Quốc Ngữ?

Từ khóa: 

lịch sử

,

văn hóa

Đầu tiên phải chú ý rằng chữ Quốc ngữ ban đầu dùng để ký âm tiếng Việt trung đại, không phải các âm trong tiếng Việt hiện đại bây giờ mà ta biết đến. 

Chữ D đã được dùng để ký âm [ð], không phải [z]. Ngoài ra, nếu mình không lầm thì Z trong tiếng Bồ có thể viết nhiều âm khác nhau, không việc gì phải mang vào tiếng Việt cho rối. 

Chữ J về nguồn gốc thì nó đơn giản là I thôi, nó được tạo ra để phân biệt I phụ âm và I nguyên âm trong tiếng Latin. Còn J trong cả tiếng Bồ và tiếng Pháp là ký âm [ʒ], mà trong tiếng Việt không có. 

F về nguồn gốc là digamma để ký âm [w] trong tiếng Latinh cổ đại (không phải Latinh cổ điển!) Cũng không cần phải xét ra đến thế nhưng đây là một trong những chữ cái yêu thích của mình! PH, như bạn 

Triệu Gia Huy
có trả lời, có liên quan đến Hy Lạp cổ. Nhưng cụ thể nó là cách người La Mã ký âm [pʰ] trong tiếng Latinh cổ điển, chữ tương ứng bên Hy Lạp thật ra là Φ. Dần dần nó trở thành âm [f] trong tiếng Latin. 

Trả lời

Đầu tiên phải chú ý rằng chữ Quốc ngữ ban đầu dùng để ký âm tiếng Việt trung đại, không phải các âm trong tiếng Việt hiện đại bây giờ mà ta biết đến. 

Chữ D đã được dùng để ký âm [ð], không phải [z]. Ngoài ra, nếu mình không lầm thì Z trong tiếng Bồ có thể viết nhiều âm khác nhau, không việc gì phải mang vào tiếng Việt cho rối. 

Chữ J về nguồn gốc thì nó đơn giản là I thôi, nó được tạo ra để phân biệt I phụ âm và I nguyên âm trong tiếng Latin. Còn J trong cả tiếng Bồ và tiếng Pháp là ký âm [ʒ], mà trong tiếng Việt không có. 

F về nguồn gốc là digamma để ký âm [w] trong tiếng Latinh cổ đại (không phải Latinh cổ điển!) Cũng không cần phải xét ra đến thế nhưng đây là một trong những chữ cái yêu thích của mình! PH, như bạn 

Triệu Gia Huy
có trả lời, có liên quan đến Hy Lạp cổ. Nhưng cụ thể nó là cách người La Mã ký âm [pʰ] trong tiếng Latinh cổ điển, chữ tương ứng bên Hy Lạp thật ra là Φ. Dần dần nó trở thành âm [f] trong tiếng Latin. 

Ông Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) từng trả lời với báo Tuổi trẻ rằng chữ viết của VN hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế. 
Theo đó, mình nghĩ về cơ bản những chữ cái này chỉ thuận tiện khi viết tắt hoặc gõ máy, một khi muốn thêm những chữ cái này vào sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về âm vị và kéo theo nhiều ảnh hưởng về sau. Hòa nhập nhưng đừng hòa tan, vì mình cũng cho rằng nếu thêm những ký tự này hẳn tiếng Việt sẽ mất đi cái riêng của mình. 
Theo mình nghĩ, các chữ cái trên j, z, f không được sử dụng vì bảng chữ cái Quốc ngữ ban đầu được sinh ra để nhằm mục đích ban đầu là các nhà truyền giáo có thể học tiếng việt một cách thuận lợi hơn thông qua tiếng Latinh. Chữ quốc ngữ có vay mượn một số dấu chữ và ký tự từ tiếng Ý và tiếng Hy Lạp cổ. Vì vậy, nhằm mục đích các nhà truyền giáo có thể học tiếng một cách thuận lợi hơn thì việc tối giản bảng chữ cái có cùng âm tiết là điều đương nhiên. Ví dụ ở đây trùng lặp với gi vay mượn từ tiếng Ý, hay f giống với ph theo tiếng Hy Lạp cổ. Còn z thì cách nối và phát âm giống d đã có sẵn ở bảng chữ cái Latinh.
Vậy thì tại sao không phải là dùng j thay cho gi? Mình nghĩ đơn giản là do âm tiết ở tiếng Ý và tiếng Bồ thực tế lúc phát âm đã khác nhau hoàn toàn. Vậy nên để tránh việc xung đột âm tiết, nhà sáng lập thay thế bằng một ký tự khác có âm tiết giống với trong tiếng Latinh để có thể dễ dàng phổ cập hơn.
Ngoài ra còn một số âm tiết khác cũng bị lược bỏ và thay thế, bổ sung bằng những âm tiết có sẵn như sl thay bằng s. Các âm tiết như ă, â, đ, ê, ư, ô, ơ được thêm vào theo văn tự pháp.
Thực chất j, z, f mặc dù không chính thức thuộc bảng chữ cái tiếng Việt nhưng vẫn được sử dụng để đọc tên các huyện, xã ít người biết đến ở các tỉnh thành có dân tộc thiểu số.
Trên đây chỉ là phỏng đoán dựa trên kiến thức có sẵn và nghiên cứu của mình nên có khả năng không chính xác. Vì theo mình biết thì mình chưa đọc được tài liệu nào đề cập đến vấn đề này cả.