Tại sao những người có niềm tin tôn giáo lại thường rất cực đoan?

  1. Tâm linh

Mình có gặp và quen một số bạn theo đạo. Từ đạo Phật, đạo Chúa, pháp luân công ... về cơ bản mình thấy các bạn ấy đều hơi "quá", rất cực đoan. Mình cảm giác nó có chút "vô minh" hơn là trí tuệ thực sự.

Phải chăng tôn giáo về bản chất nó sẽ khiến cho người ta trở nên như vậy, hay ngược lại, những người như vậy thì phù hợp với tôn giáo?

Từ khóa: 

tôn giáo

,

tâm linh

Câu trả lời nằm ngay ở trong câu hỏi của bạn rồi đấy - "niềm tin". Bản chất của tôn giáo là niềm tin, người ta tin vào giáo lý được tuyên truyền mà không thắc mắc, không nghi ngờ về tính đúng đắn của những thông tin ấy, ko cần kiểm chứng. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh với đội này, đó là khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, khi mà cái đám giáo lý nó trở thành sai hẳn so với những tri thức mà con người đúc kết được, hoặc ko bào trùm được những gì mới tìm được tìm ra:

- Tôn giáo đấy dần dần biến mất. VD: Đã từng có những tôn giáo thờ thần lửa, thần nước, thần sông, thần bão, thần sét... bọn họ thờ phụng, cúng tế, hiến tế cả người sống cho những vị thần này. Tuy nhiên, khi khoa học phát triển, con người tìm ra bản chất của lửa, nước, quy luật thủy triều, nước dâng, sự hình thành sấm chớp, sét, bão... thì những tôn giáo này lùi vào dĩ vãng.

- Các tôn giáo này tìm cách đưa thêm vào giáo lý những "niềm tin" khác để biện minh. Và tất nhiên, cũng như "niềm tin" trên, cũng là tin ko nghi ngờ, ko kiểm chứng. Và cứ như thế, toàn bộ thế giới quan của những bạn này hoàn toàn là một mớ niềm tin đan xen vào nhau. Chỉ cần 1 mắt xích trong đám niềm tin đấy bị phủ định thì thế giới quan của các bạn này sẽ sụp đổ luôn. Tất nhiên, ko ai để cho điều đấy xảy ra cả, họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ "niềm tin" của họ, bao gồm cả những cách cực đoan.

Trả lời

Câu trả lời nằm ngay ở trong câu hỏi của bạn rồi đấy - "niềm tin". Bản chất của tôn giáo là niềm tin, người ta tin vào giáo lý được tuyên truyền mà không thắc mắc, không nghi ngờ về tính đúng đắn của những thông tin ấy, ko cần kiểm chứng. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh với đội này, đó là khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, khi mà cái đám giáo lý nó trở thành sai hẳn so với những tri thức mà con người đúc kết được, hoặc ko bào trùm được những gì mới tìm được tìm ra:

- Tôn giáo đấy dần dần biến mất. VD: Đã từng có những tôn giáo thờ thần lửa, thần nước, thần sông, thần bão, thần sét... bọn họ thờ phụng, cúng tế, hiến tế cả người sống cho những vị thần này. Tuy nhiên, khi khoa học phát triển, con người tìm ra bản chất của lửa, nước, quy luật thủy triều, nước dâng, sự hình thành sấm chớp, sét, bão... thì những tôn giáo này lùi vào dĩ vãng.

- Các tôn giáo này tìm cách đưa thêm vào giáo lý những "niềm tin" khác để biện minh. Và tất nhiên, cũng như "niềm tin" trên, cũng là tin ko nghi ngờ, ko kiểm chứng. Và cứ như thế, toàn bộ thế giới quan của những bạn này hoàn toàn là một mớ niềm tin đan xen vào nhau. Chỉ cần 1 mắt xích trong đám niềm tin đấy bị phủ định thì thế giới quan của các bạn này sẽ sụp đổ luôn. Tất nhiên, ko ai để cho điều đấy xảy ra cả, họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ "niềm tin" của họ, bao gồm cả những cách cực đoan.

Đây là một góp ý, không phải là một câu trả lời.

Mình không rõ về các tôn giáo khác, nhưng không hiểu người theo đạo Phật cực đoan ở chỗ nào. Bạn có thể nêu ví dụ được không?

Một ý nhỏ nữa là tin vào đạo Phật với theo đạo Phật khác nhau. Người được gọi là Phật tử thật sự là người đã quy y và có pháp danh, đó là người theo đạo Phật (chưa phải là người xuất gia hay các sư). Nếu bạn lấy ví dụ là những người đơn giản nói rằng bản thân họ tin vào đạo Phật nhưng không phải Phật tử thì ví dụ đó không đúng.

Hi bạn, ngoài những nguyên nhân các bạn khác đã đề cập, mình nghĩ còn là do vấn đề "tam sao thất bản" nữa.

Một hệ tư tưởng, một tôn giáo có thể xuất phát điểm rất thuần khiết và trung dung, nhưng sau một thời gian dài được truyền lại qua nhiều thế hệ, các học thuyết và lý tưởng dần bị biến tướng. Có thể vì người học trò không đủ khả năng hiểu hết được tư tưởng nhưng đã quyết định truyền bá lại cho người khác, hoặc do khả năng truyền đạt của ông thầy.

Vả lại, suy nghĩ & hành xử một cách cực đoan thì thường là dễ hơn. Mình thấy nó gần như một dạng bản năng của con người. Tỉnh táo suy nghĩ, linh động ứng xử tùy tình huống, tạo ra được một sự phân chia giữa cái-mà-bản-ngã-của-mình-muốn-tin-vào và chân lý mới là việc khó thực hiện. Điều này không chỉ áp dụng cho các bạn theo đạo mà cả các bạn vô thần nữa.

Thân. :D

Chào Đại Phong. Lời nói của bạn, có thể bạn nghĩ là người ta ít nói là vô minh không? Cái người ta không cần, người ta không tích cực với nó, người ta chuyên vào một hương khác là cực đoan của vô minh không? Trái lại là những nhà khoa học, là hoàn toàn đúng, họ không có sai lầm trong lãnh vực của họ không?

Phải rồi bạn tuy nhiên tôn giáo cũng có mặt rất tích cực đó là giáo dục con người giảm bớt bản ngã của động vật hoang dã, và những người theo tôn giáo lớn như đạo phật và đạo chúa đã hiểu sai lệch ý nghĩa của đạo nên họ đã mê muội, thực tế thì điều mê muội này rất tệ hại nó khá tiêu cực kìm hãm sự pt của con người