Tại sao những đứa trẻ lúc nhỏ biểu hiện càng ngoan, càng hiểu chuyện thì sau khi lớn lên càng gặp nhiều vấn đề về tâm lý?
tre_nho
,tam_ly
,giáo dục
,tâm lý học
,tâm sự cuộc sống
Mình nghĩ là do tự bản thân trẻ đè nén suy nghĩ quá lâu dẫn đến tình trạng bất lực, nhiều tâm sự nhưng không thể chia sẻ cùng ai
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Người ẩn danh
Mình nghĩ là do tự bản thân trẻ đè nén suy nghĩ quá lâu dẫn đến tình trạng bất lực, nhiều tâm sự nhưng không thể chia sẻ cùng ai
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ "ngoan" là tiêu chuẩn từ bên ngoài áp vào trẻ nhỏ. Do đó, để được người lớn đánh giá là "ngoan", thì trẻ cần ưu tiên việc làm vừa lòng người lớn thay vì được bộc lộ cảm nhận, suy nghĩ thực của bản thân. Dần dần khối ẩn ức đó càng ngày càng tích tụ lớp này chồng lên lớp kia, dẫn đến rối loạn và bùng nổ khi các bạn trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.
Huyen Thu Nguyen
Bánh Bánh
Có rất nhiều kiểu ngoan. Nhưng tớ sẽ xét cái định nghĩa ngoan mà phổ biến nhất xung quanh tớ đó là "vâng lời người lớn, và không đòi hỏi".
Thường thì những đứa trẻ chỉ biết vâng lời, chúng sẽ quen với việc trông chờ vào quyết định của người khác, không hình thành được khả năng tự lập, tự đưa ra quyết định, và đặc biệt là khả năng cảm nhận được những nhu cầu của bản thân.
Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên, cuộc sống của chúng sẽ bắt đầu phức tạp hơn: nhiều mối quan hệ hơn, nhiều trách nhiệm hơn, nhiều nhu cầu hơn. Chúng bắt đầu cảm thấy khó khăn với sự thay đổi này, bởi vì vốn dĩ, chúng đã không thể tự làm chủ cuộc sống của mình.
Những "đứa trẻ to xác" đó, sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn bạn bè, lựa chọn công việc, lựa chọn nơi ở. Chúng sẽ khó xác định xem mong muốn của chúng là gì, chúng yêu ai, chúng cần điều gì,... Và chúng cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ vì đã vốn quen không chia sẻ với ai về nhu cầu bản thân.
Từ đó những vấn đề tâm lí sẽ hình thành.
Minh Chau
Những đứa trẻ quá hiểu chuyện thực sự rất đáng thương. Ở tuổi mấy bé đáng nhẽ phải được vô tư, hồn nhiên nhưng cuộc sống khắc nhiệt lại khiến các em phải học cách trưởng thành quá sớm. Mình đang nói đến các em nhỏ phải trải qua biến cố hoặc khó khăn mà trở nên hiểu chuyện nhé. Để ý xem phỏng vấn những bé vùng cao hoặc có hoàn cảnh khó khăn đều rất ngoan và hiểu chuyện đến xót lòng luôn.
Còn những em hiểu chuyện do nhận được sự giáo dục sớm từ gia đình lại khác. Nói chung mỗi kiểu sẽ khác nhau tuy nhiên mình thấy tuổi nào lo tuổi đấy là tốt nhất. Các em bé nên được sống đúng với sự hồn nhiên, vô tư của mình.
Nguyễn Hoài Giang
Lúc nhỏ tò mò với mọi thứ, cứ muốn đi tìm tòi, nếm thử. Nhưng những hành động đó luôn đi kèm với nguy hiểm, thậm chí là sẽ bị thương. Bố mẹ dạy con cái “hiểu chuyện”, “nghe lời”, vì bảo vệ an toàn của con trẻ mà uốn nắn chúng, hết lần này đến lần khác cấm đoán.
Lúc họ hàng gặp gỡ cũng sẽ so sánh con cái với nhau, xem thử con nhà ai ngoan hơn, hiểu chuyện hơn. Sự phán đoán đúng sai, hiền ác của trẻ con đa phần ảnh hưởng từ bố mẹ, thầy cô giáo và từ những đánh giá của thế giới bên ngoài.
Trẻ con rất thông minh, hết lần này đến lần khác nhận được sự phản hồi từ thế giới bên ngoài thì chúng đã biết rằng: người lớn đều thích trẻ con nghe lời mà những đứa trẻ không nghe lời, nghịch ngợm, chống lại thì phải bị phê bình và trách mắng. Cho nên chúng nó học được cách đè nén cảm nhận của chính mình vào một bên, cố gắng làm ra dáng vẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện người gặp người thích. Như vậy, sau khi lớn lên, chúng sẽ trở thành nhóm được gọi là “người tốt” không biết từ chối người khác, khiến chính mình mệt không chịu nổi. Mặt khác, bản tính của loài người là khát vọng được thả ra. Lúc nhỏ bị cọc gỗ kiềm chế, không có cách nào thả ra bản tính. Sau khi lớn lên sẽ trở thành muôn dạng hình thức, đi về phía tính cách ngược lại với lúc ấu thơ.
Người ẩn danh
Trẻ em con nít bây giờ khó nuôi khó dạy dỗ lắm.....
Tốt nhất là đừng sinh con.....