Tại sao những điều dở dang luôn khiến chúng ta nhớ dễ dàng hơn, lâu hơn điều đã được hoàn thành?

  1. Tâm lý học

Ví dụ như kí ức lúc mình trượt lớp chọn, mình nhớ rất rõ từng chi tiết của ngày hôm đó. Còn ngày tổng kết năm học, mình không nhớ được gì luôn ấy.

Ví dụ như chuyện mình từng mập mờ với bạn A, nó dễ nhớ và ấn tượng hơn là chuyện tình cảm yêu đương xong chia tay với bạn B

Mn có biết vì sao không ạ ><

Từ khóa: 

ghi nhớ

,

kí ức

,

tâm lý học

Xét về kiến thức tâm lý học, mình nghĩ đây là hiệu ứng Zeigarnik 

Zeigarnik effect là một hiện tượng tâm lý cho phép chúng ta ghi nhớ những việc bị gián đoạn tốt hơn những mục tiêu đã đạt được. Một ví dụ phổ biến của hiệu ứng này là khi bạn xem phimdài tập, các vị đạo diễn sẽ tạo ra cái kết bỏ ngỏ cuối tập để khơi gợi sự tò mò và bức bối nơi bạn, khiến não bộ tự động nhắc hẹn khi có tập mới. Zeigarnik effect cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp sách báo, như truyện tranh chẳng hạn. 
Có lẽ vì thế mà những điều dở dang thì dễ nhớ hơn và có ấn tượng sâu sắc hơn
Trả lời

Xét về kiến thức tâm lý học, mình nghĩ đây là hiệu ứng Zeigarnik 

Zeigarnik effect là một hiện tượng tâm lý cho phép chúng ta ghi nhớ những việc bị gián đoạn tốt hơn những mục tiêu đã đạt được. Một ví dụ phổ biến của hiệu ứng này là khi bạn xem phimdài tập, các vị đạo diễn sẽ tạo ra cái kết bỏ ngỏ cuối tập để khơi gợi sự tò mò và bức bối nơi bạn, khiến não bộ tự động nhắc hẹn khi có tập mới. Zeigarnik effect cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp sách báo, như truyện tranh chẳng hạn. 
Có lẽ vì thế mà những điều dở dang thì dễ nhớ hơn và có ấn tượng sâu sắc hơn