Tại sao những bài trắc nghiệm tâm lý lại cuốn hút đến như vậy?
Một câu hỏi thú vị cùng với 3-4 đáp án thú vị khác, dường như chúng ta thấy vốn nó đã trả lời cho câu hỏi của chính nó rồi, ta chỉ việc chọn, sau đó là nó thống kê và đánh giá tính cách, sở thích,... các thứ về chúng ta. Điều gì khiến chúng ta luôn tò mò muốn tìm hiểu bản thân đến như thế?
trắc nghiệm tâm lý
,cuốn hút
,tâm lý học
,tư duy
Bởi vì nó là một điểm khởi đầu tốt để ta hiểu thêm về bản thân lẫn những người xung quanh. Nhưng sẽ là khá vội vàng nếu đóng khung ai đó dựa vào những câu trả lời trong một mô-típ có sẵn. Suy cho cùng tính cách không phải là một thể bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian, môi trường cùng những trải nghiệm của mỗi cá nhân nữa.
Nội dung liên quan
Huy Phan
Ngọc Cảnh
Trắc nghiệm tâm lí có thể giúp xác định những khía cạnh mà bạn có thể cải thiện, cũng như thế mạnh của bản thân mà bạn đánh giá thấp.
Điểm hay của mô hình phân loại này là nó không hề tồn tại khái niệm đâu là tính cách “xấu” hoặc “tốt” như cách mà chúng ta hay bị nhìn nhận ở ngoài đời thật. Mọi tính cách đều được coi là một đặc điểm.
Chẳng hạn như theo trắc nghiệm Enneagram bạn thuộc kiểu người hòa giải (mediator). Như vậy điểm mạnh của bạn sẽ là cởi mở và biết đồng cảm. Vì vậy, bạn là nhân tố quan trọng trong việc duy trì hòa khí của cả nhóm. Đồng thời, điểm yếu của bạn sẽ là không thích va chạm. Nó được tạo ra để chúng ta hiểu rõ bản thân hơn, biết đặc điểm của mình là gì, điểm mạnh cần phát huy và hạn chế bạn có thể cải thiện.
Đồng thời nó cũng tạo dựng niềm tin cho chính bản thân, bản chất nào cũng có điểm xấu và điểm mạnh, được tôn trọng và thúc đẩy động lực phát triển.
Đinh Chương
Mình thấy chơi cái này nó thỏa mãn trí tò mò của chúng ta về bản chất con người, cũng như khao khát lý giải chúng một cách dễ hiểu. Rồi các bài kiểm tra tính cách tạo nên sự dễ hiểu này bằng cách phân loại và tóm tắt tính cách chúng ta dựa trên các thuộc tính cụ thể.
Chẳng hạn mô hình Big Five sẽ dựa trên các tính từ được dùng để mô tả hành vi và khuynh hướng cá nhân, từ đó phân loại thành 6 khía cạnh chính bao gồm: hòa đồng (agreeableness), tự chủ (conscientiousness), bất ổn cảm xúc (neuroticism), hướng ngoại (extraversion), sẵn sàng trải nghiệm (openness).