Tại sao nhiều người vẫn coi tai nghe là "vật bất ly thân" khi biết tác hại của chúng?

  1. Phong cách sống

Thói quen đeo tai nghe không còn gì xa lạ với nhiều lứa tuổi, học, làm việc hay đi xe, hoàn cảnh nào cũng sử dụng. Tuy nhiên, việc dùng tai nghe nhiều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới thính giác, ù tai, viêm tai hoặc giảm thính lực về lâu về dài. Nhận thức được những nhiều đó nhưng tai nghe vẫn luôn là "vật bất ly thân" với họ.

Có phải thay đổi thói quen tiêu dùng rất khó? Giống như việc vẫn hút thuốc mặc dù biết được tác hại của nó. Hay còn nguyên nhân gì khác ko?

Từ khóa: 

phong cách sống

Mình nghĩ chắc giờ ồn ào quá. Ko đeo phone thì sao nghe được 😂😂
Trả lời
Mình nghĩ chắc giờ ồn ào quá. Ko đeo phone thì sao nghe được 😂😂

Mình nghĩ không có cách nào thay thế nên người ta chấp nhận như vậy.

Với nhiều người, học và làm việc kết hợp cùng nghe nhạc sẽ khiến tinh thần của họ thoải mái hơn, đỡ căng thẳng hơn, hiệu suất cũng được nâng cao nhưng họ không thể bật nhạc to làm ồn nên đành đeo tai nghe. Hoặc có thể do ko phải gu nhạc của họ nên họ phải đeo tai nghe để nghe list nhạc khác. Cá nhân mình cũng vậy. Bạn nói thói quen tiêu dùng thay đổi, mình thấy cũng đúng. Khi đã quen với việc đeo tai nghe, mọi người nhìn được lợi ích của việc này vậy tại sao phải thay đổi? Trong khi những ảnh hưởng về thính giác, ù tai kia là tác hại trong thời gian dài chứ ko phải xảy ra ngay lúc đó. Đó cũng là lý do khiến họ nghi ngờ liệu có thật tác hại như vậy không hay chủ quan rằng tôi chưa bị tôi vẫn dùng. Đúng như câu "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ".

Chỉ khi nào, các bạn ấy nhìn ra được vấn đề tiêu cực, các bạn ý mới thay đổi. Như mình có đợt đeo tai nghe nhiều quá thành ra bị đau tai, nhức tai. Từ đó, mình hạn chế đeo tai nghe lại nhưng ko thể bỏ hẳn vì nó cũng cần thiết mà. Đeo ít chắc ko sao đâu.