Tại sao nhiều người nghi ngờ độ chính xác của thuyết tiến hóa (Darwinism)?
Thuyết tiến hóa của Darwin là giả thuyết được công nhận rộng rãi nhất cho việc lý giải sự tồn tại và phát triển của không chỉ nhân loại, mà toàn bộ các giống loài sinh vật trên Trái Đất.
"Thuyết tiến hóa" từng là một quan điểm phá cách
Năm 1859, vào thời điểm mà đa phần nhân loại vẫn tin vào thuyết con người là do thiên chúa hoặc các vị thần tạo ra, khái niệm này trong tiếng Anh là Creationism, thì thuyết tiến hóa của Darwin được xuất hiện như một cú thúc mạnh vào đức tin này. Nhiều nguồn cho biết thậm chí Darwin cũng từng cảm thấy không chắc chắn lắm khi quyết định công bố thuyết tiến hóa của ông.
Theo thời gian, học thuyết của ông dần được công nhận rộng rãi, và cho đến ngày nay nó đã trở thành một sự thật hiển nhiên. Thế nhưng đâu đó, đặc biệt là trên Internet, những cuộc tranh luận về tính đáng tin cậy của thuyết tiến hóa vẫn đang diễn ra.
(nguồn: stock.adobe.com)
Các lỗ hổng của Thuyết tiến hóa, theo cộng đồng những người không ủng hộ
Mục đích của bài viết này không phải là tranh luận và phản bác lại thuyết tiến hóa, mà chỉ đơn thuần cung cấp cho người đọc một số nguồn thông tin đi ngược lại với học thuyết này. Sau đây là 3 trong số nhiều dẫn chứng cho thấy tại sao chúng ta vẫn chưa thể tin chắc 100% vào độ chính xác của học thuyết Darwin:
1) Thiếu bằng chứng của các giai đoạn sinh vật chuyển tiếp
Đây có lẽ là một trong những dẫn chứng thường được nhắc đến nhất. Nhiều nhà nghiên cứu lập luận rằng, nếu học thuyết của Darwin là chính xác, thì xuyên suốt quá trình tiến hóa của các loài động thực vật, chúng ta sẽ luôn có thể tìm thấy các bằng chứng hóa thạch của tất cả các giai đoạn tiến hóa của chúng. Nhưng có vẻ sự thực lại không phải vậy.
Ví dụ: nhiều người vẫn còn tranh cãi về việc không tìm thấy hóa thạch của các giai đoạn chuyển tiếp từ hươu cổ đại trở thành hươu cao cổ như chúng ta biết ngày nay.
Hươu "thấp" cổ cổ đại. (cosmosmagazine.com)
2) Sự khác biệt giữa người và khỉ
Vào năm 1993, tiến sỹ Dennis Bonnette đã tiến hành một nghiên cứu so sánh cách thức suy nghĩ và khả năng nhận diện và sử dụng ngôn ngữ ở khỉ cộc đuôi (ape) so với người. Vì theo thuyết Darwin, con người được cho là đã tiến hóa lên từ một giống khỉ cộc đuôi nào đó, nên thí nghiệm này có thể cho biết liệu loài khỉ có thực sự sở hữu "khả năng tiến hóa" thành một chủng loài thông minh hơn.
Thế nhưng, trái với dự đoán của họ, công trình nghiên cứu này đã chứng minh rằng loài khỉ cộc đuôi này, dù được huấn luyện gắt gao đến mức nào, vẫn tuyệt đối không thể phát triển được khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ theo khái niệm, như ở con người.
(nguồn: Donate Monthly)
Ví dụ: 1 người Anh và 1 người Nhật không cần phải biết ngôn ngữ của nhau, nhưng vẫn có thể giải thích ý nghĩ của mình cho người còn lại thông qua các phương pháp phi ngôn ngữ khác, vì cả 2 đều có khả năng đoán ý đối phương qua các khái niệm (concept).
Thế nhưng ở những chú khỉ cộc đuôi nọ: chúng chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ như một cách thức để "phản ứng" hoặc "đáp trả" lại người hỏi, sau khi đã được huấn luyện. Chúng thiếu hẳn chiều sâu tâm thức so với con người.
3) Bằng chứng về những nền văn minh tiền sử
Vào năm 1972, người ta đã khai quật và phát hiện ra một di tích được cho là rất giống với cấu tạo của một lò phản ứng hạt nhân (nuclear reactor) tại khu vực Trung Phi. Di tích này được cho là có đến 2 tỉ năm tuổi. Nếu sự đo đạc này là chính xác, thì những di tích tương tự như lò phản ứng hạt nhân "cổ đại" này là do ai xây dựng nên? Lẽ nào lại là các chú khỉ?
Lò phản ứng hạt nhân "cổ đại" tại Trung Phi. (nguồn: Ancient Explorers)
(nguồn: geologyin.com)
Những di tích như thế này nói lên rằng có thể trước nền văn minh hiện tại của chúng ta (đã kéo dài khoảng 6,000 năm) đã có tồn tại những nền văn minh khác, những chủng tộc con người khác, và họ có thể đã xây dựng những công trình cổ đại này.
Bạn nghĩ gì về Thuyết tiến hóa?
Trên đây là những dẫn chứng cho thấy có khả năng thuyết tiến hóa mà chúng ta đã luôn được dạy, và đã luôn tin theo, có lẽ cũng sở hữu nhiều lỗ hổng bên trong nó. Bản thân người viết cũng đang theo đuổi nghiên cứu đề tài này, và đã thay đổi từ một người tin tưởng hoàn toàn vào Thuyết tiến hóa, trở thành một người biết chấp nhận các sai lầm trong khoa học hơn. Sau cùng thì, mục đích của các công trình nghiên cứu khoa học là luôn đổi mới dựa trên những phát hiện mới về thế giới xung quanh, thay vì bám víu mãi vào một học thuyết nhất định.
Các bạn nghĩ gì về học thuyết Darwin, cũng như những dẫn chứng phủ nhận học thuyết của ông?
sinh học
,thuyết tiến hóa
,charles darwin
,darwinism
,khoa học
Đúng là khoa học không phải luôn đúng và nó luôn cần những người biết nghi ngờ. Nhưng trong lúc chờ vào một học thuyết chính xác hơn thì đối với những ng bình thường, có thể tạm tin vào thuyết tiến hóa để giải thích vạn vật xung quanh. Còn việc nghi ngờ nên để các nhà chuyên môn tìm hiểu, ko nên múa rìu qua mắt thợ mà làm loạn cả lên. Anh nông dân có thể chế tạo máy bay, nhưng những việc như khảo cổ hay nghiên cứu virus, bom nguyên tử thì ko bao giờ dành cho những người ko có chuyên môn. (Hoặc có nhưng ko có nhiều)
Còn việc những lỗ hổng trên.
Việc ko có các sinh vật chuyển tiếp, chỉ 1 số là ko có sinh vật chuyển tiếp, vì có thể nó còn nằm đâu đó, mà chúng ta chưa tìm ra. Ko thể lấy 1 ví dụ cụ thể đơn nhất để phủ định toàn bộ. Nếu như vậy thì việc cá xâm chiếm đất liền với con cá chân vây ở giữa cũng đủ để khẳng định rồi.
Việc ng và khỉ khác nhau. Con người đã tiến hóa cả mấy vạn năm mới có được nhận thức như ngày nay. Sao có thể lấy 1 con khỉ sống đc 20 năm ra so sánh. Vả lại con người ko tiến hóa từ khỉ. Chính xác thì con người và con khỉ cùng tiến hóa từ 1 loài gốc ra những nhánh khác nhau với các điều kiện môi trường khác nhau. Thì sao mà giống nhau được. Càng lâu thì càng khác nhau. Mọi loài kể cả con người đều từ những giọt Coacervate nhưng ngày nay sự sống muôn hình vạn trạng.
Việc các Oopart, đến nay vẫn là tranh cãi của các nhà khoa học. Nhưng nếu 2 tỷ năm. Trái Đất chưa có cây cối, động vật. Hóa thạch chỉ có các động vật đơn vào thì lấy ai xây "lò phản ứng" đó cơ chứ.
Nguyễn Quang Vinh
Đúng là khoa học không phải luôn đúng và nó luôn cần những người biết nghi ngờ. Nhưng trong lúc chờ vào một học thuyết chính xác hơn thì đối với những ng bình thường, có thể tạm tin vào thuyết tiến hóa để giải thích vạn vật xung quanh. Còn việc nghi ngờ nên để các nhà chuyên môn tìm hiểu, ko nên múa rìu qua mắt thợ mà làm loạn cả lên. Anh nông dân có thể chế tạo máy bay, nhưng những việc như khảo cổ hay nghiên cứu virus, bom nguyên tử thì ko bao giờ dành cho những người ko có chuyên môn. (Hoặc có nhưng ko có nhiều)
Còn việc những lỗ hổng trên.
Việc ko có các sinh vật chuyển tiếp, chỉ 1 số là ko có sinh vật chuyển tiếp, vì có thể nó còn nằm đâu đó, mà chúng ta chưa tìm ra. Ko thể lấy 1 ví dụ cụ thể đơn nhất để phủ định toàn bộ. Nếu như vậy thì việc cá xâm chiếm đất liền với con cá chân vây ở giữa cũng đủ để khẳng định rồi.
Việc ng và khỉ khác nhau. Con người đã tiến hóa cả mấy vạn năm mới có được nhận thức như ngày nay. Sao có thể lấy 1 con khỉ sống đc 20 năm ra so sánh. Vả lại con người ko tiến hóa từ khỉ. Chính xác thì con người và con khỉ cùng tiến hóa từ 1 loài gốc ra những nhánh khác nhau với các điều kiện môi trường khác nhau. Thì sao mà giống nhau được. Càng lâu thì càng khác nhau. Mọi loài kể cả con người đều từ những giọt Coacervate nhưng ngày nay sự sống muôn hình vạn trạng.
Việc các Oopart, đến nay vẫn là tranh cãi của các nhà khoa học. Nhưng nếu 2 tỷ năm. Trái Đất chưa có cây cối, động vật. Hóa thạch chỉ có các động vật đơn vào thì lấy ai xây "lò phản ứng" đó cơ chứ.