Tại sao nhiều người cảm thấy thiếu an toàn và sợ cảm giác chia xa một ai đó?

  1. Phong cách sống

  2. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

phong cách sống

,

tâm sự cuộc sống

Tôi gọi những người đó là "pleaser" - người luôn muốn thoả mãn người khác để được công nhận, để không bị gạt ra khỏi mối quan hệ. Những hành vi có thể kể đến như việc luôn làm theo ý người khác dù bản thân không muốn, luôn cố tạo ra niềm vui cho người khác, dù phải hi sinh sở thích hay cảm xúc của mình vì sợ không được bạn bè rủ đi chơi hay giao lưu xã hội nữa; hay nặng hơn là chấp thuận những mong muốn dù khó chấp nhận đến mức hành hạ bản thân như đồng ý để người kia thoả mãn trong chuyện giới tính một cách đau đớn, hay nghe người kia sai bảo, lạm dụng sức lao động.

Hoặc họ có thể chơi ở thế chủ động hơn bằng cách gây tổn thương cho người khác trước khi họ gây tổn thương lại cho họ. Pleaser luôn sẵn sàng rời đi trước khi người kia kịp có các dấu hiệu chán nản trước họ, họ có thể bỏ từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác và trở thành một người từ chối và bỏ rơi người khác trước, để trái tim họ không bị tổn thương. Để họ không phải trải qua cảm giác dày vò thêm 1 lần nào nữa.

Trả lời

Tôi gọi những người đó là "pleaser" - người luôn muốn thoả mãn người khác để được công nhận, để không bị gạt ra khỏi mối quan hệ. Những hành vi có thể kể đến như việc luôn làm theo ý người khác dù bản thân không muốn, luôn cố tạo ra niềm vui cho người khác, dù phải hi sinh sở thích hay cảm xúc của mình vì sợ không được bạn bè rủ đi chơi hay giao lưu xã hội nữa; hay nặng hơn là chấp thuận những mong muốn dù khó chấp nhận đến mức hành hạ bản thân như đồng ý để người kia thoả mãn trong chuyện giới tính một cách đau đớn, hay nghe người kia sai bảo, lạm dụng sức lao động.

Hoặc họ có thể chơi ở thế chủ động hơn bằng cách gây tổn thương cho người khác trước khi họ gây tổn thương lại cho họ. Pleaser luôn sẵn sàng rời đi trước khi người kia kịp có các dấu hiệu chán nản trước họ, họ có thể bỏ từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác và trở thành một người từ chối và bỏ rơi người khác trước, để trái tim họ không bị tổn thương. Để họ không phải trải qua cảm giác dày vò thêm 1 lần nào nữa.

Có thể là do vết thương từ trong quá khứ, hoặc từ gia đình bị bạo hành, hoặc đã từng bị bỏ rơi, nên nỗi sợ đó ngày càng lớn dần và bắt đầu đi vào hành vi của những người đó. Bản thân mình cũng rất e ngại khi gặp những người có dạng như này, thường thì mọi thứ sẽ rất ổn vào lúc đấy, thời điểm mình chưa nhận thấy được, một thời gian sau thì đến lượt bản thân bị sợ những người như này, giống như lúc nào người cũng ôm quả bom hẹn giờ bên cạnh vậy. 

Nhiều người cảm thấy thiếu sự an toàn có thể là do trước đó họ đã phải chịu những tổn thương, do tính đa nghi, khó chia sẻ nhưng lại suy nghĩ quá nhiều. Những tổn thương đó có thể xuất phát từ phía gia đình, người yêu như từng bị bỏ rơi, nói dối.... mà từ đó hình thành nên trong họ tính cách thiếu an toàn như vậy.

Đây là dạng nỗi sợ bị bỏ rơi được xem là một chứng ám ảnh sợ hãi nằm trong nhóm rối loạn lo âu. Có người sẽ vì sợ hãi mà né tránh những tình huống có thể khiến mình bị bỏ rơi, hoặc có người lao vào một điều gì đó điên cuồng và sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ được một điều gì, hay một ai đó bên cạnh. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/09/fear-of-abandonment-1654746327.jpg

Trong tình yêu họ dễ dàng rơi vào một mối quan hệ độc hại bởi vì cảm giác sợ hãi khi ở một mình, hoặc cảm thấy không ai cần mình. Để chống chọi lại cảm giác lẻ loi, lạc lõng họ chấp nhận ở lại trong một mối quan hệ không hạnh phúc, mối quan hệ không có lối thoát. Thậm chí trong các mối quan hệ đó còn kèm các yếu tố bạo hành, lạm dụng thể xác và tinh thần. Mặt khác, những người có biểu hiện nỗi sợ bị bỏ rơi này nhiều trường hợp có những suy nghĩ thiếu sáng suốt hoặc tỏ ra bất cần đời nếu cảm thấy người kia không bày tỏ cảm xúc yêu thương với họ.

Họ dễ dàng hoảng loạn hoặc sợ hãi tột cùng với những dấu hiệu họ cảm thấy có khả năng bị bỏ rơi, thậm chí là nhỏ nhất. Họ sẽ làm nhiều hành vi mà "đổi trắng thay đen" góc nhìn của xã hội, điều này khiến những người nạn nhân - những người xung quanh họ trở thành "kẻ có tội" trong mắt mọi người.