Tại sao Nhật Bản lại có nhiều truyền thuyết về ma quỷ?
tâm linh
Mình thấy Nhật Bản có nhiều truyền thuyết về ma nữ chứ ít khi nhắc đến ma nam. Những yurei (linh hồn của người đã chết, thường xuất hiện trên các bức tranh cổ) có thể xuất phát từ câu chuyện có thật ngoài đời thực, gieo trong lòng người Nhật những ký ức kinh hoàng và tăm tối mà khoa học khó có thể lý giải được.
Trong tín ngưỡng dân gian của Nhật thì Nhật Bản như một hòn đảo thấm đẫm những quyền lực siêu nhiên. Trước cả khi chữ viết xuất hiện, đặc biệt là ở thời Edo thì người ta đã thích kể truyện ma rồi. Với mình thì những truyền thuyết kể trên biểu hiện cho sự oán thán của người dân về xã hội lúc bấy giờ, là tiếng nói đại diện cho số đông, như cách Việt Nam ta dùng văn chương để phản ánh khát vọng sống, khát vọng hòa bình trong thời chiến vậy.
Và thực tế là ở một số manga của Nhật Bản thì đều hướng kể chuyện ma thời Edo, phần lớn cũng là về ma nữ. Như cuốn "Miko - Cô bé nhí nhảnh" này đây. Vốn là một cuốn truyện dành cho trẻ em nhưng tác giả cũng dành hẳn 1 tập đặc biệt "Edo rắc rối ký" để kể những câu chuyện đặc biệt thời Edo. Mình nhớ nhân vật chính - Omi (tức Miko) cũng đã trải qua một câu chuyện kinh dị với hồn ma của công chúa Yuka, cô bị ép phải kết hôn sớm nên đã quyên sinh, cũng đồng thời sinh lòng oán hận mà ở lại thế gian. Mình nhớ sơ sơ như vậy, chi tiết thì bạn có thể tìm mua để đọc thêm nha. Hầu hết, những cuốn truyện kiểu này đều phản ánh chân thực, gần gũi, tự nhiên quan niệm về "văn hóa yurei" của Nhật Bản.
Phạm Hoàng
Mình thấy Nhật Bản có nhiều truyền thuyết về ma nữ chứ ít khi nhắc đến ma nam. Những yurei (linh hồn của người đã chết, thường xuất hiện trên các bức tranh cổ) có thể xuất phát từ câu chuyện có thật ngoài đời thực, gieo trong lòng người Nhật những ký ức kinh hoàng và tăm tối mà khoa học khó có thể lý giải được.
Trong tín ngưỡng dân gian của Nhật thì Nhật Bản như một hòn đảo thấm đẫm những quyền lực siêu nhiên. Trước cả khi chữ viết xuất hiện, đặc biệt là ở thời Edo thì người ta đã thích kể truyện ma rồi. Với mình thì những truyền thuyết kể trên biểu hiện cho sự oán thán của người dân về xã hội lúc bấy giờ, là tiếng nói đại diện cho số đông, như cách Việt Nam ta dùng văn chương để phản ánh khát vọng sống, khát vọng hòa bình trong thời chiến vậy.
Và thực tế là ở một số manga của Nhật Bản thì đều hướng kể chuyện ma thời Edo, phần lớn cũng là về ma nữ. Như cuốn "Miko - Cô bé nhí nhảnh" này đây. Vốn là một cuốn truyện dành cho trẻ em nhưng tác giả cũng dành hẳn 1 tập đặc biệt "Edo rắc rối ký" để kể những câu chuyện đặc biệt thời Edo. Mình nhớ nhân vật chính - Omi (tức Miko) cũng đã trải qua một câu chuyện kinh dị với hồn ma của công chúa Yuka, cô bị ép phải kết hôn sớm nên đã quyên sinh, cũng đồng thời sinh lòng oán hận mà ở lại thế gian. Mình nhớ sơ sơ như vậy, chi tiết thì bạn có thể tìm mua để đọc thêm nha. Hầu hết, những cuốn truyện kiểu này đều phản ánh chân thực, gần gũi, tự nhiên quan niệm về "văn hóa yurei" của Nhật Bản.