Tại sao nhà tù Phú Quốc giam giữ những người Việt Nam yêu nước nhưng tên cai ngục trưởng tàn độc lại cũng là người Việt?
Kiến thức lịch sử của em hạn hẹp nên có thể câu hỏi này hơi ngốc nghếch. Nhưng ko biết thì phải hỏi nên rất mong được mọi người giải đáp ạ.
nhà tù phú quốc
,lịch sử
,lịch sử
Câu hỏi của em không ngốc nghếch. Chỉ riêng việc em có thể đặt câu hỏi cũng thể hiện rằng em có hiểu biết và có tiềm năng. Có những người không thể đặt câu hỏi, vì họ không biết rằng họ không biết.
Ở câu trả lời này, anh sẽ không nói về nhà tù Phú Quốc. Anh nghĩ sẽ có ích với em hơn nếu em hiểu tại sao lại có người lại chống lại đồng bào của mình. Có nhiều lý do cho việc đó.
i) Một người bình thường cũng có thể trở thành người độc ác khi nắm quyền lực và có thể hành xử như họ muốn mà không sợ hậu quả.
Nói đơn giản hơn là có thể có những điều kiện bên ngoài làm cho một người trở nên tàn nhẫn. Có một thí nghiệm nổi tiếng mà trong đó sinh viên đóng vai tù nhân và cai ngục. Các "cai ngục" sau đó đã có những hành vi độc ác như cai ngục thực sự.
Có nhiều tranh cãi về thí nghiệm đó, nhưng nó đáng được tham khảo. Em có thể đọc về nó ở đây:
"Quyền lực sẽ dẫn đến tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối."
ii) Sự phục tùng có thể khiến người ta có những hành động đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức thông thường, mà không cảm thấy có lỗi lầm.
Chúng ta biết rằng giết người là tội ác, nhưng nói chung trong chiến tranh, nếu một người lính giết địch, anh ta không bị lên án. Người bị lên án, nếu có, là chỉ huy của anh ta, là chính phủ của anh ta. Người lính chỉ cần nghe lệnh, và giết người.
Khi người ta đã quyết định phục tùng trước uy quyền, và có một "lý tưởng", họ có thể có quan điểm rất khác về nhân tính.
Trong Đệ nhị Thế chiến, người Đức đã phạm những tội ác khủng khiếp. Nhưng những cai ngục tàn ác ở các trại tập trung không phải sinh ra đã tàn ác. Không có cách nào để có thể tìm ra nhiều kẻ ác như thế, nhưng có thể dễ dàng tạo ra những kẻ ác. Những cai ngục ấy khi về nhà có thể là những người con ngoan ngoãn, những người chồng tình cảm, người cha ấm áp, nhưng ở nơi họ làm việc, họ có thể giết người mà không thấy ghê tay.
Có một thí nghiệm đã được thực hiện để chứng minh điều này. Một nhóm người bình thường (không phải là những kẻ độc ác dã man) được yêu cầu thực hiện thí nghiệm bằng cách sốc điện một nhóm khác, cũng là những người bình thường tham gia thí nghiệm. Tất cả những người tham gia đã sẵn sàng sốc điện người khác ở mức 300V. Có người sốc điện mức 450V. (Điện áp tiêu chuẩn ở VN là 220V và đủ làm chết người. Thí nghiệm chỉ kiểm tra xem người ta có sẵn sàng làm một việc nguy hiểm cho người khác hay không chứ không thật sự dùng điện áp cao, người bị sốc điện chỉ giả vờ bị sốc.)
Cũng như mọi thí nghiệm tâm lý khác, có nhiều ý kiến xoay quanh thí nghiệm này, nhưng nó đáng được tham khảo.
Có một ví dụ rất tiêu biểu cho hai mục i) và ii) này, đó là cải cách ruộng đất vào những năm 50 ở VN. Nếu chưa biết thì em rất nên tìm hiểu.
iii) Ai là đồng bào
Điều mà em đang băn khoăn là tại sao người Việt lại tàn nhẫn với người Việt phải không? Trước tiên em phải hiểu câu hỏi của chính mình đã. Anh đọc câu hỏi của em và có cảm nhận là em nghĩ rằng những người sinh ra ở Việt Nam thì nói chung đều là người Việt. Nghĩ như vậy không hẳn là sai, nhưng không đúng.
Em không nhất thiết phải giống người sinh ra ở cùng quốc gia với em. Chúng ta có một ngàn năm Bắc thuộc, khi ấy VN ngày nay là một phần của TQ. Thế thì người VN sinh ra vào thời điểm ấy có phải là người TQ không? Em nghĩ rằng những người sinh ra ở nước ta vào thời điểm ấy có nghĩ họ là người TQ không, và trong sổ sách thì họ sẽ được coi là người nước nào?
Đất nước VN mà em thấy bây giờ không phải lúc nào cũng như vậy. Điều này đúng với hầu như mọi quốc gia trên thế giới. Biên giới quốc gia luôn thay đổi, nên nói về dân tộc thì dễ, nói về quốc gia thì khó. Lãnh thổ VN bây giờ gồm những vùng đã từng thuộc về TQ, Khmer, Chăm Pa, v.v. Vào thế kỷ XIX, có những vùng của VN ngày nay vẫn còn là nước Chăm Pa. Em nghĩ rằng những người ở vùng đất ấy và con cháu của họ, vào thế kỷ XX, có nghĩ rằng họ là người VN không? Cùng thế kỷ ấy, chính quyền VN đã ép người gốc Hoa phải về nước, dù họ đã có nhiều đời sinh sống ở VN. Em có nghĩ là chính quyền VN khi đó coi những người ấy là người VN không?
Khi em đọc về cai ngục và tù nhân người Việt, thì có thể giữa họ chẳng có quan hệ gì liên quan tới dân tộc hay quốc gia. Thậm chí, giữa họ có thể còn có những mối thù sâu sắc hơn là giữa những người ở những vùng xa lạ.
iv) Chính nghĩa thuộc về ai?
Nếu những người trong cùng một quốc gia chống lại nhau, thì yêu nước nghĩa là theo bên nào? Chẳng có câu trả lời nào đúng cả. Bên nào thắng cuộc thì sau đó sẽ gọi họ là chính nghĩa, theo họ là yêu nước. Bên thắng cuộc là bên viết sách lịch sử, và con cháu của bên thua cuộc, dù muốn dù không, cũng sẽ phải học thứ lịch sử ấy.
Để đỡ nhạy cảm hơn, anh sẽ lấy một ví dụ ở TQ thay vì ở VN. Trước đây TQ là của Quốc dân Đảng (QD), và TQ ở LHQ là TQ của QD. Sau đó mới có chiến tranh Quốc Cộng giữa QD với Đảng Cộng sản (DS). Ngày nay những gì còn lại của QD là ở Đài Loan. Có một câu hỏi anh muốn em suy nghĩ. Nếu trong chiến tranh, người của DS bị bắt và bị tra tấn trong nhà tù của QD thì cai ngục có phải là kẻ nhẫn tâm với đồng bào của mình không? Cai ngục của QD có bị coi là chống lại Tổ quốc không? Nếu ngược lại thì thế nào? Khi ấy QD vẫn danh chính ngôn thuận cầm quyền ở TQ, có phải DS sẽ bị gọi là phản loạn không?
Câu hỏi đơn giản hơn là, giữa TQ và Đài Loan, bên nào chính danh hơn?
Lịch sử VN thì hơi khác, nhưng em hãy thử tìm hiểu xem có bao nhiêu lực lượng có mục tiêu giải phóng dân tộc, và trong số đó thì ai chính danh hơn ai. Chính nghĩa có phải được quyết định bằng chiến thắng cuối cùng không?
Cách mà chúng ta nhìn các sự kiện lịch sử vào thời điểm hiện tại, nói chung không giống với cách mà những người đương thời nhìn những gì đang diễn ra vào thời điểm đó. Lịch sử có những điểm rất xấu xí. Có khi nhóm người yêu nước này đi giết một nhóm người yêu nước khác, nhân danh lòng yêu nước. Người ta có thể vừa yêu nước vừa tàn độc. Sự yêu nước trong thời chiến không giống như sự yêu nước mà những đứa trẻ trong thời bình được dạy ở nhà trường.
v) Theo ai mới là yêu nước
Em hãy đặt mình vào hoàn cảnh dưới đây, và suy nghĩ thật kỹ. Giả sử em là một người dân bình thường sống trong thời phong kiến. Triều đại hiện tại đã đến bước suy tàn. Họ có một hệ thống quản lý tồi, khiến nhân dân khổ cực. Họ không lo được cho đời sống của nhân dân, nhưng lại bắt người dân phục dịch, và chỉ sống bằng sưu thuế của dân. Giả sử có một nhóm người làm phản, chống lại triều đình và chiếm vùng đất của em. Nhóm người đó thu thuế ít hơn triều đình, và không nhũng nhiễu dân chúng như triều đình.
Em sẽ làm gì? Chấp nhận chính quyền mới của nhóm người đó và sống một cuộc sống giống như em đã từng sống, thậm chí có phần thoải mái hơn, hay là thể hiện lòng yêu nước và trung thành với triều đình bằng cách liều chết chống lại nhóm người đó?
Tư tưởng Nho giáo khuyến khích người ta trung thành với triều đình. Không phải vì Nho giáo đề cao lòng yêu nước và lòng trung thành, Nho giáo không đề cao phẩm giá con người, mà nó đề cao những thứ giúp chính quyền phong kiến có thể duy trì sự cai trị của mình. Không phải Nho giáo đề cao sự ái quốc, mà là nó định nghĩa sự ái quốc và trung thành theo hướng có lợi cho giai cấp cầm quyền, và nhồi sọ toàn bộ người dân những thứ mà nó định nghĩa.
Vì thế, trong ví dụ nêu trên, nếu một người quá thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, dù nhóm nổi dậy có cho họ một cuộc sống tốt hơn, họ cũng vẫn sẽ theo triều đình một cách mù quáng. Ngày nay khi chúng ta nghe những câu như "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.", chúng ta sẽ thấy nó thật ngu xuẩn. Nhưng người xưa từng coi đó là lẽ đương nhiên. Không ai có thể tự nhiên mà ngu xuẩn như vậy được, trừ khi họ được nhào nặn để trở nên như vậy. Con người ta nếu biết suy nghĩ sẽ không thể tin những thứ nhảm nhí đó, nhưng nếu người ta bị tiêm vào đầu một thứ gì đó từ khi còn chưa biết nghĩ, họ sẽ tin theo nó mà không nghi ngờ, không lập luận, không kiểm chứng. Ai để cho những tư tưởng kiểu ấy đi vào đầu, họ sẽ trở thành một thứ công cụ, bị lợi dụng mà không biết rằng mình bị lợi dụng.
Nếu có thời gian, hãy dành một phút suy nghĩ xem có điều gì em luôn tin là đúng nhưng chỉ vì người khác nói với em như vậy, và em chưa từng đặt câu hỏi về tính xác đáng của nó không.
Bây giờ, hãy quay lại ví dụ ở trên, và thay nhóm nổi dậy địa phương bằng một thế lực ngoại bang. Nếu thế lực này đem lại cho em, gia đình em, làng xóm của em một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì em sẽ theo họ hay theo cái triều đình mục nát vốn không hề làm gì cho cuộc sống của em tốt đẹp hơn?
Tất nhiên, các thế lực nước ngoài đến chỗ em cũng vì lợi ích quốc gia dân tộc của họ, chứ chưa bao giờ là vì hạnh phúc của em. Em vẫn bị bóc lột. Có điều, họ cho em thêm một sự lựa chọn, và giờ em có thể lựa chọn thứ bớt tệ hơn giữa hai thứ tồi tệ. Thêm nữa, các thế lực nước ngoài bao giờ cũng cần sự hỗ trợ của người trong nước, vì thế họ sẽ làm cho một bộ phận nhỏ có cuộc sống hạnh phúc. Theo lẽ thường, người ta sẽ yêu quý gia đình, làng xóm, phủ huyện trước rồi mới tới đất nước. Nếu người ta thấy thế lực mới tốt với gia đình hay làng xóm của họ hơn, họ sẽ ít thấy hổ thẹn khi theo thế lực đó. Đó là chuyện của một nhóm người, một thành phố. Phần còn lại thì có thể khổ cực lầm than bằng, hơn, hoặc kém so với thời của chính quyền trước.
Hãy thay đổi một chi tiết nữa. Nếu thế lực nước ngoài kia có thể thao túng một chính quyền của người bản xứ, họ thậm chí trở nên danh chính ngôn thuận hơn. Có những người bản xứ làm việc cho chính quyền đó. Lợi ích của họ gắn với lợi ích của chính quyền đó. Bây giờ em hãy đọc lại mục i) và ii).
Chính quyền này sẽ tiêu diệt bất kỳ lực lượng nào muốn chống lại họ, đó là lẽ thường tình. Em hãy lưu ý rằng người thời đó không nhìn nhận lịch sử như chúng ta nhìn nhận. Chính quyền đó cũng nói rằng nó phục vụ cho đất nước. Lực lượng của những người tù cũng tuyên bố rằng họ chiến đấu vì đất nước. Em có thể tưởng là mọi chuyện rất rõ ràng vào thời điểm này vì em được dạy nhiều thứ, nhưng những người cai ngục thì không. Có rất nhiều đảng phái chính trị hoạt động trong thời điểm đó, có khi họ hợp tác, có khi họ tấn công lẫn nhau, và nhóm nào cũng nói rằng họ yêu nước. Tất cả những gì họ nói chỉ đơn giản được coi là luận điệu chính trị, và em không cần phải tin các chính trị gia, dù là cộng sản hay tư bản. Tới tận ngày nay người ta vẫn tranh cãi về những điều đã xảy ra, thì những người cai ngục thời đó tất nhiên không thể hiểu như em được. Lựa chọn tự nhiên nhất của họ là vâng lệnh cấp trên.
Anh hoàn toàn không biết về những cai ngục ở Phú Quốc, nhưng nếu họ là người Việt và tàn bạo với đồng bào thì, do những nguyên nhân kể trên, cũng không phải là điều khó hiểu.
Anh nghĩ mình từng là một đứa trẻ nhiều thắc mắc như em. Có lúc anh băn khoăn tại sao con người lại có thể làm những chuyện thế này hay thế khác, có lúc anh không hiểu tại sao một việc tưởng chừng vô lý lại có thể tồn tại. Sự thực là không có gì vô lý cả, một thứ tồn tại là vì nó có lý do để tồn tại. Nếu em muốn hiểu những lý do ấy, hãy học nhiều, nghĩ sâu, dùng lý trí chứ không phải cảm tính để nhìn vấn đề, và dựa vào những điều em biết là đúng chứ không phải những điều có người bảo với em là đúng.
Anh đánh giá cao cách em tự nhận kiến thức của mình còn hạn hẹp. Cách nghĩ ấy sẽ giúp em tiến rất xa.
Hideki
Câu hỏi của em không ngốc nghếch. Chỉ riêng việc em có thể đặt câu hỏi cũng thể hiện rằng em có hiểu biết và có tiềm năng. Có những người không thể đặt câu hỏi, vì họ không biết rằng họ không biết.
Ở câu trả lời này, anh sẽ không nói về nhà tù Phú Quốc. Anh nghĩ sẽ có ích với em hơn nếu em hiểu tại sao lại có người lại chống lại đồng bào của mình. Có nhiều lý do cho việc đó.
i) Một người bình thường cũng có thể trở thành người độc ác khi nắm quyền lực và có thể hành xử như họ muốn mà không sợ hậu quả.
Nói đơn giản hơn là có thể có những điều kiện bên ngoài làm cho một người trở nên tàn nhẫn. Có một thí nghiệm nổi tiếng mà trong đó sinh viên đóng vai tù nhân và cai ngục. Các "cai ngục" sau đó đã có những hành vi độc ác như cai ngục thực sự.
Có nhiều tranh cãi về thí nghiệm đó, nhưng nó đáng được tham khảo. Em có thể đọc về nó ở đây:
Thí nghiệm nhà tù Stanford – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
"Quyền lực sẽ dẫn đến tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối."
ii) Sự phục tùng có thể khiến người ta có những hành động đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức thông thường, mà không cảm thấy có lỗi lầm.
Chúng ta biết rằng giết người là tội ác, nhưng nói chung trong chiến tranh, nếu một người lính giết địch, anh ta không bị lên án. Người bị lên án, nếu có, là chỉ huy của anh ta, là chính phủ của anh ta. Người lính chỉ cần nghe lệnh, và giết người.
Khi người ta đã quyết định phục tùng trước uy quyền, và có một "lý tưởng", họ có thể có quan điểm rất khác về nhân tính.
Trong Đệ nhị Thế chiến, người Đức đã phạm những tội ác khủng khiếp. Nhưng những cai ngục tàn ác ở các trại tập trung không phải sinh ra đã tàn ác. Không có cách nào để có thể tìm ra nhiều kẻ ác như thế, nhưng có thể dễ dàng tạo ra những kẻ ác. Những cai ngục ấy khi về nhà có thể là những người con ngoan ngoãn, những người chồng tình cảm, người cha ấm áp, nhưng ở nơi họ làm việc, họ có thể giết người mà không thấy ghê tay.
Có một thí nghiệm đã được thực hiện để chứng minh điều này. Một nhóm người bình thường (không phải là những kẻ độc ác dã man) được yêu cầu thực hiện thí nghiệm bằng cách sốc điện một nhóm khác, cũng là những người bình thường tham gia thí nghiệm. Tất cả những người tham gia đã sẵn sàng sốc điện người khác ở mức 300V. Có người sốc điện mức 450V. (Điện áp tiêu chuẩn ở VN là 220V và đủ làm chết người. Thí nghiệm chỉ kiểm tra xem người ta có sẵn sàng làm một việc nguy hiểm cho người khác hay không chứ không thật sự dùng điện áp cao, người bị sốc điện chỉ giả vờ bị sốc.)
Cũng như mọi thí nghiệm tâm lý khác, có nhiều ý kiến xoay quanh thí nghiệm này, nhưng nó đáng được tham khảo.
Milgram experiment - Wikipedia
en.wikipedia.org
Có một ví dụ rất tiêu biểu cho hai mục i) và ii) này, đó là cải cách ruộng đất vào những năm 50 ở VN. Nếu chưa biết thì em rất nên tìm hiểu.
iii) Ai là đồng bào
Điều mà em đang băn khoăn là tại sao người Việt lại tàn nhẫn với người Việt phải không? Trước tiên em phải hiểu câu hỏi của chính mình đã. Anh đọc câu hỏi của em và có cảm nhận là em nghĩ rằng những người sinh ra ở Việt Nam thì nói chung đều là người Việt. Nghĩ như vậy không hẳn là sai, nhưng không đúng.
Em không nhất thiết phải giống người sinh ra ở cùng quốc gia với em. Chúng ta có một ngàn năm Bắc thuộc, khi ấy VN ngày nay là một phần của TQ. Thế thì người VN sinh ra vào thời điểm ấy có phải là người TQ không? Em nghĩ rằng những người sinh ra ở nước ta vào thời điểm ấy có nghĩ họ là người TQ không, và trong sổ sách thì họ sẽ được coi là người nước nào?
Đất nước VN mà em thấy bây giờ không phải lúc nào cũng như vậy. Điều này đúng với hầu như mọi quốc gia trên thế giới. Biên giới quốc gia luôn thay đổi, nên nói về dân tộc thì dễ, nói về quốc gia thì khó. Lãnh thổ VN bây giờ gồm những vùng đã từng thuộc về TQ, Khmer, Chăm Pa, v.v. Vào thế kỷ XIX, có những vùng của VN ngày nay vẫn còn là nước Chăm Pa. Em nghĩ rằng những người ở vùng đất ấy và con cháu của họ, vào thế kỷ XX, có nghĩ rằng họ là người VN không? Cùng thế kỷ ấy, chính quyền VN đã ép người gốc Hoa phải về nước, dù họ đã có nhiều đời sinh sống ở VN. Em có nghĩ là chính quyền VN khi đó coi những người ấy là người VN không?
Khi em đọc về cai ngục và tù nhân người Việt, thì có thể giữa họ chẳng có quan hệ gì liên quan tới dân tộc hay quốc gia. Thậm chí, giữa họ có thể còn có những mối thù sâu sắc hơn là giữa những người ở những vùng xa lạ.
iv) Chính nghĩa thuộc về ai?
Nếu những người trong cùng một quốc gia chống lại nhau, thì yêu nước nghĩa là theo bên nào? Chẳng có câu trả lời nào đúng cả. Bên nào thắng cuộc thì sau đó sẽ gọi họ là chính nghĩa, theo họ là yêu nước. Bên thắng cuộc là bên viết sách lịch sử, và con cháu của bên thua cuộc, dù muốn dù không, cũng sẽ phải học thứ lịch sử ấy.
Để đỡ nhạy cảm hơn, anh sẽ lấy một ví dụ ở TQ thay vì ở VN. Trước đây TQ là của Quốc dân Đảng (QD), và TQ ở LHQ là TQ của QD. Sau đó mới có chiến tranh Quốc Cộng giữa QD với Đảng Cộng sản (DS). Ngày nay những gì còn lại của QD là ở Đài Loan. Có một câu hỏi anh muốn em suy nghĩ. Nếu trong chiến tranh, người của DS bị bắt và bị tra tấn trong nhà tù của QD thì cai ngục có phải là kẻ nhẫn tâm với đồng bào của mình không? Cai ngục của QD có bị coi là chống lại Tổ quốc không? Nếu ngược lại thì thế nào? Khi ấy QD vẫn danh chính ngôn thuận cầm quyền ở TQ, có phải DS sẽ bị gọi là phản loạn không?
Câu hỏi đơn giản hơn là, giữa TQ và Đài Loan, bên nào chính danh hơn?
Lịch sử VN thì hơi khác, nhưng em hãy thử tìm hiểu xem có bao nhiêu lực lượng có mục tiêu giải phóng dân tộc, và trong số đó thì ai chính danh hơn ai. Chính nghĩa có phải được quyết định bằng chiến thắng cuối cùng không?
Cách mà chúng ta nhìn các sự kiện lịch sử vào thời điểm hiện tại, nói chung không giống với cách mà những người đương thời nhìn những gì đang diễn ra vào thời điểm đó. Lịch sử có những điểm rất xấu xí. Có khi nhóm người yêu nước này đi giết một nhóm người yêu nước khác, nhân danh lòng yêu nước. Người ta có thể vừa yêu nước vừa tàn độc. Sự yêu nước trong thời chiến không giống như sự yêu nước mà những đứa trẻ trong thời bình được dạy ở nhà trường.
v) Theo ai mới là yêu nước
Em hãy đặt mình vào hoàn cảnh dưới đây, và suy nghĩ thật kỹ. Giả sử em là một người dân bình thường sống trong thời phong kiến. Triều đại hiện tại đã đến bước suy tàn. Họ có một hệ thống quản lý tồi, khiến nhân dân khổ cực. Họ không lo được cho đời sống của nhân dân, nhưng lại bắt người dân phục dịch, và chỉ sống bằng sưu thuế của dân. Giả sử có một nhóm người làm phản, chống lại triều đình và chiếm vùng đất của em. Nhóm người đó thu thuế ít hơn triều đình, và không nhũng nhiễu dân chúng như triều đình.
Em sẽ làm gì? Chấp nhận chính quyền mới của nhóm người đó và sống một cuộc sống giống như em đã từng sống, thậm chí có phần thoải mái hơn, hay là thể hiện lòng yêu nước và trung thành với triều đình bằng cách liều chết chống lại nhóm người đó?
Tư tưởng Nho giáo khuyến khích người ta trung thành với triều đình. Không phải vì Nho giáo đề cao lòng yêu nước và lòng trung thành, Nho giáo không đề cao phẩm giá con người, mà nó đề cao những thứ giúp chính quyền phong kiến có thể duy trì sự cai trị của mình. Không phải Nho giáo đề cao sự ái quốc, mà là nó định nghĩa sự ái quốc và trung thành theo hướng có lợi cho giai cấp cầm quyền, và nhồi sọ toàn bộ người dân những thứ mà nó định nghĩa.
Vì thế, trong ví dụ nêu trên, nếu một người quá thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, dù nhóm nổi dậy có cho họ một cuộc sống tốt hơn, họ cũng vẫn sẽ theo triều đình một cách mù quáng. Ngày nay khi chúng ta nghe những câu như "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.", chúng ta sẽ thấy nó thật ngu xuẩn. Nhưng người xưa từng coi đó là lẽ đương nhiên. Không ai có thể tự nhiên mà ngu xuẩn như vậy được, trừ khi họ được nhào nặn để trở nên như vậy. Con người ta nếu biết suy nghĩ sẽ không thể tin những thứ nhảm nhí đó, nhưng nếu người ta bị tiêm vào đầu một thứ gì đó từ khi còn chưa biết nghĩ, họ sẽ tin theo nó mà không nghi ngờ, không lập luận, không kiểm chứng. Ai để cho những tư tưởng kiểu ấy đi vào đầu, họ sẽ trở thành một thứ công cụ, bị lợi dụng mà không biết rằng mình bị lợi dụng.
Nếu có thời gian, hãy dành một phút suy nghĩ xem có điều gì em luôn tin là đúng nhưng chỉ vì người khác nói với em như vậy, và em chưa từng đặt câu hỏi về tính xác đáng của nó không.
Bây giờ, hãy quay lại ví dụ ở trên, và thay nhóm nổi dậy địa phương bằng một thế lực ngoại bang. Nếu thế lực này đem lại cho em, gia đình em, làng xóm của em một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì em sẽ theo họ hay theo cái triều đình mục nát vốn không hề làm gì cho cuộc sống của em tốt đẹp hơn?
Tất nhiên, các thế lực nước ngoài đến chỗ em cũng vì lợi ích quốc gia dân tộc của họ, chứ chưa bao giờ là vì hạnh phúc của em. Em vẫn bị bóc lột. Có điều, họ cho em thêm một sự lựa chọn, và giờ em có thể lựa chọn thứ bớt tệ hơn giữa hai thứ tồi tệ. Thêm nữa, các thế lực nước ngoài bao giờ cũng cần sự hỗ trợ của người trong nước, vì thế họ sẽ làm cho một bộ phận nhỏ có cuộc sống hạnh phúc. Theo lẽ thường, người ta sẽ yêu quý gia đình, làng xóm, phủ huyện trước rồi mới tới đất nước. Nếu người ta thấy thế lực mới tốt với gia đình hay làng xóm của họ hơn, họ sẽ ít thấy hổ thẹn khi theo thế lực đó. Đó là chuyện của một nhóm người, một thành phố. Phần còn lại thì có thể khổ cực lầm than bằng, hơn, hoặc kém so với thời của chính quyền trước.
Hãy thay đổi một chi tiết nữa. Nếu thế lực nước ngoài kia có thể thao túng một chính quyền của người bản xứ, họ thậm chí trở nên danh chính ngôn thuận hơn. Có những người bản xứ làm việc cho chính quyền đó. Lợi ích của họ gắn với lợi ích của chính quyền đó. Bây giờ em hãy đọc lại mục i) và ii).
Chính quyền này sẽ tiêu diệt bất kỳ lực lượng nào muốn chống lại họ, đó là lẽ thường tình. Em hãy lưu ý rằng người thời đó không nhìn nhận lịch sử như chúng ta nhìn nhận. Chính quyền đó cũng nói rằng nó phục vụ cho đất nước. Lực lượng của những người tù cũng tuyên bố rằng họ chiến đấu vì đất nước. Em có thể tưởng là mọi chuyện rất rõ ràng vào thời điểm này vì em được dạy nhiều thứ, nhưng những người cai ngục thì không. Có rất nhiều đảng phái chính trị hoạt động trong thời điểm đó, có khi họ hợp tác, có khi họ tấn công lẫn nhau, và nhóm nào cũng nói rằng họ yêu nước. Tất cả những gì họ nói chỉ đơn giản được coi là luận điệu chính trị, và em không cần phải tin các chính trị gia, dù là cộng sản hay tư bản. Tới tận ngày nay người ta vẫn tranh cãi về những điều đã xảy ra, thì những người cai ngục thời đó tất nhiên không thể hiểu như em được. Lựa chọn tự nhiên nhất của họ là vâng lệnh cấp trên.
Anh hoàn toàn không biết về những cai ngục ở Phú Quốc, nhưng nếu họ là người Việt và tàn bạo với đồng bào thì, do những nguyên nhân kể trên, cũng không phải là điều khó hiểu.
Anh nghĩ mình từng là một đứa trẻ nhiều thắc mắc như em. Có lúc anh băn khoăn tại sao con người lại có thể làm những chuyện thế này hay thế khác, có lúc anh không hiểu tại sao một việc tưởng chừng vô lý lại có thể tồn tại. Sự thực là không có gì vô lý cả, một thứ tồn tại là vì nó có lý do để tồn tại. Nếu em muốn hiểu những lý do ấy, hãy học nhiều, nghĩ sâu, dùng lý trí chứ không phải cảm tính để nhìn vấn đề, và dựa vào những điều em biết là đúng chứ không phải những điều có người bảo với em là đúng.
Anh đánh giá cao cách em tự nhận kiến thức của mình còn hạn hẹp. Cách nghĩ ấy sẽ giúp em tiến rất xa.
Truonggiang